Showing all 11 results

Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?

Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?

Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?

Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của

Ban QLDA A xin hỏi tình huống như sau: Trên cơ sở báo cáo đánh giá E-HSDT của tổ chức tư vấn lựa chọn nhà thầu, Ban QLDA đã tiến hành thương thảo hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất theo quy định, tuy nhiên việc thương thảo hợp đồng không thành công. Căn cứ quy định tại Khoản 6, Điều 19, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Ban QLDA đã mời nhà thầu xếp thứ 2 vào đàm phán hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thương thảo hợp đồng, Ban QLDA mới biết E-HSDT của nhà thầu thứ 2 đã hết hiệu lực; Đối với tình huống này, chúng tôi phải xử lý thế nào?

Chúng tôi nhận được 1 câu hỏi của độc giả như sau: “Công ty chúng tôi đã có kết quả trúng thầu và chưa ký hợp đồng. Tuy nhiên, vì một số lý do khách quan nên chúng tôi không muốn ký hợp đồng nữa. Liệu công ty chúng tôi có bị phạt gì không?”

Công ty A đã tham gia đấu thầu gói thầu mua sắm hàng hóa và nhận được công văn mời thương thảo hợp đồng từ phía chủ đầu tư. Công ty A có hỏi như sau: Do bản vẽ trong HSMT của chủ đầu tư quy định bản vẽ trong HSMT chỉ mang tính chất tham khảo và thực tế trong quá trình thương thảo, Công y A có khảo sát lại sản phẩm thực tế thì có sai khác so với bản vẽ nên giá chào thầu của công ty A là không phù hợp vì giá thực tế cao hơn giá chào thầu. Công ty A thấy rằng theo điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ thì thương thảo hợp đồng không được thay đổi đơn giá dự thầu. Vì vậy Công ty A từ chối làm gói thầu này và được chủ đầu tư chấp thuận. Hỏi trong trường hợp này, Công ty A có bị tịch thu bảo lãnh dự thầu.

Liên quan đến nội dung thương thảo hợp đồng gói thầu mua sắm hàng hóa, có câu hỏi như sau:

Chủ đầu tư A phát hành hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa, trong hồ sơ mời thầu nêu thông số kỹ thuật, không nêu xuất xứ hàng hóa. Nhà thầu B tham dự thầu có đưa ra nhà sản xuất X đáp ứng thông số kỹ thuật, được chủ đầu tư xếp hạng thứ nhất.

Trong quá trình thương thảo hợp đồng thì chủ đầu tư yêu cầu đưa nhà sản xuất Y đáp ứng thông số kỹ thuật, chất lượng tốt hơn hoặc tương đương nhà sản xuất X và được nhà thầu B đồng ý

Hỏi: Việc chủ đầu tư yêu cầu mua hàng của nhà sản xuất Y và được nhà thầu đồng ý mặc dù nhà thầu đề xuất nhà sản xuất X trong hồ sơ dự thầu có vi phạm không?

Theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 19 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 có quy định Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có)”. Theo quy định như vậy có nghĩa rằng trong quá trình thương thảo hợp đồng sẽ không thương thảo về giá, không được giảm giá. Việc Chủ đầu tư hiểu như vậy có, đúng hay không? Nếu Chủ đầu tư thương thảo, hợp đồng với nhà thầu dẫn đến giảm giá của một số thiết bị chào thầu hoặc quá trình đàm phán dẫn đến giá ký hợp đồng thấp hơn giá trúng thầu, việc làm đó có phù hợp hay không?

Tình  huống: Chúng tôi đang tổ Gói thầu tư vấn với hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng. Sau khi Chủ đầu tư phê duyệt danh sách xếp hạng, Bên mời thầu mời Nhà thầu xếp thứ nhất vào đàm phán hợp đồng, tuy nhiên, nhà thầu không chịu vào đàm phán với lý do trong quá trình lập giá dự thầu, vì có sự nhầm lẫn nên nhà thầu bỏ thầu quá thấp không đủ chi phí để thực hiện. Hỏi: Bên mời thầu phải xử lý như thế nào đối với nội dung này?

Một độc giả có câu hỏi trên trang thông tin điện tử Chính phủ như sau: Theo điểm a khoản 4 điều 106 Nghị định 63 thì hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu có Biên bản thương thảo hợp đồng nhưng trong các điều kiện để được xem xét đề nghị trúng thầu tại khoản 1 điều 42 và khoản 1 điều 43 của Luật đấu thầu không thấy có điều kiện “thương thảo thành công”. Độc giả xin hỏi nội dung không thống nhất trong hai quy định nêu trên.

Tại mục 10 điều 19 thanh toán hợp đồng xây dựng thuộc nghị định 37/2015/NĐ-CP, ngày 22/4/2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng có nêu: “Thời hạn thanh toán do các bên thỏa thuận trong họp đồng phù hợp với quy mô và tính chất của từng hợp đồng. Thời hạn thanh toán không được kéo dài quá 14 ngày làm việc kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo thỏa thuận trong hợp đồng? Vậy trong quá trình thương thảo hợp đồng Chủ đầu tư và Nhà thầu có thỏa thuận thời hạn thanh toán hợp đồng lớn hơn 14 ngày làm việc kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo thỏa thuận trong hợp đồng có được không?

Một chủ đầu tư đang xử lý tình huống trong đấu thầu đối với trường hợp chỉ có 01 nhà thầu đáp ứng kỹ thuật và được xếp hạng thứ nhất có giá đề xuất trúng thầu vượt giá gói thầu. Tuy nhiên, nhà thầu này đang đề xuất thay đổi thay đổi nhà sản xuất so với Hồ sơ dự thầu đã đề xuất. Chủ đầu tư trên đang muốn hỏi việc đề xuất như thế có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?

Tình huống: Trong quá trình lựa chọn nhà thầu, Bên mời thầu gặp tình huống cần giải đáp để thực hiện đúng các quy định của Luật đấu thầu như sau: Theo Hồ sơ mời thầu, Chủ đầu tư quy định tỷ lệ nhà thầu phụ thực hiện không vượt quá 30% giá trị dự thầu. Nhà thầu A tham gia dự thầu đã đề xuất tỷ lệ nhà thầu phụ trong hồ sơ dự thầu của mình là 30% theo đúng quy định của hồ sơ mời thầu. Trong quá trình thương thảo họp đồng, Nhà thầu A đề xuất tăng tỷ lệ nhà thầu phụ thực hiện là 40% giá trị họp đồng để đảm bảo tiến độ thi công xây dựng công trình. Hỏi: Đề xuất này có phù hợp theo quy định của Luật Đấu thầu?

Tình huống: Trong quá trình thương thảo hợp đồng, nhà thầu xếp hạng thứ nhất đề xuất thay đổi xuất xứ của hàng hóa từ sản xuất tại Mỹ thành sản xuất tại Thụy Điển, thay đổi tiêu chuẩn chế tạo hàng hóa từ tiêu chuẩn của Mỹ thành tiêu chuẩn Châu Âu, với lý do nhà máy sản xuẩt ờ Mỹ gặp sự cố chưa thể khắc phục kịp để sản xuất hàng hóa theo Model CVV-1839 nên moden này được chuyển sang sản xuất tại nhà máy ở Thụy Điển trong khoảng thời gian này. Hỏi: Trong trường hợp này, CĐT xử lý như thế nào?