Hoạt động mua sắm, thuê dịch vụ thường xuyên của doanh nghiệp nhà nước có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu?
Ngân hàng sử dụng kinh phí thu từ hoạt động kinh doanh để thuê các dịch vụ tư vấn thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu không?
Nhà đầu tư dự án BT lựa chọn nhà thầu để triển khai thực hiện dự án BT có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu?
Dự án của công ty liên doanh với nước ngoài có 70% vốn điều lệ của
Một nhà thầu chuẩn bị tham dự gói thầu xây lắp có câu hỏi như sau: Theo mẫu giấy ủy quyền số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nôi dung được ủy quyền bao gồm:
- Ký đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chinh;
- Ký thỏa thuận liên danh (nếu có);
- Ký các ván bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham gia đấu thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu và văn bản giải trình, làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc văn bản đề nghị rút hồ sơ dự thầu, sửa đổi, thay thế hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, hồ sơ đề xuất về tài chính;
- Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;
- Ký kết hợp đồng với Chủ dầu tư nếu được lựa chọn.
Một bên mời thầu đang đánh giá HSDT cho gói thầu qua mạng có tình huống như sau: Trong khi xem xét E-HSDT của nhà thầu X, tổ xét thầu nhận thấy nhà thầu có kèm theo file scan Thư bảo lãnh dự thầu của ngân hàng do người ký thư bảo lãnh là ông A Phó Giám đốc ngân hàng. Nhà thầu cũng kèm theo file scan Giấy ủy quyền đề tên người ủy quyền là ông B Giám đốc ngân hàng với nội dung ủy quyền cho ông A Phó Giám đốc ngân hàng được ký chứng thư bảo lãnh nhưng tại chữ ký Giấy ủy quyền này lại đề tên của C (người thứ ba) với chức vụ là Phó giám đổc ngân hàng. Sau đó khi đóng thầu, ngân hàng phát hành bảo lãnh đã có văn bản gửi đến Bên mời thầu xác nhận vê nội dung sai sót nêu trên là lỗi do ngân hàng và đề nghị Bên mời thầu xem xét. Bên mời thầu muốn hỏi trong trường hợp nói trên bảo lãnh dự thầu có được đánh giá là hợp lệ không?
Công ty A có tham gia đấu thầu 01 gói thầu: - Hình thức đấu thầu: Đấu thầu rộng rãi trong nước Văn bản thỏa thuận liên danh được ký trước ngày ký văn bản ủy quyền của Giám đốc công ty A. Văn bản thỏa thuận liên danh giữa các nhà thầu ghi ngày ký là 19/5/2015, trước 1 ngày so với ngày ủy quyền của Giám đốc công ty A là ngày 20/5/2015. Biên bản thỏa thuận liên danh giữa 3 nhà thầu không ghi số, ngày, tháng của văn bản ủy quyền. Sau khi nộp hồ sơ dự thầu Nhà thầu đã phát hiện sai sót trong hồ sơ của mình. Ngày 22/6/2015 Nhà thầu đã gửi văn bản làm rõ hồ sơ dự thầu đến Chủ đầu tư đồng thời bổ sung các thông tin gồm: Văn bản thỏa thuận liên danh mới đã hiệu chỉnh về ngày ký là ngày 20/5/2015 và bổ sung số, ngày, tháng của giấy ủy quyền mà không thay đổi bất kỳ thông tin nào khác về các thành viên cũng như nội dung liên danh. Đến thời điểm hiện tại gói thầu này vẫn đang trong quá trình chấm thầu và Chủ đầu tư chưa có thông báo về kết quả đấu thầu. Với tình huống như trên của Nhà thầu, Công ty A xin được hỏi: - Ngày phát hành hồ sơ mời thầu: Ngày 22 tháng 4 năm 2015. - Ngày đóng thầu: Ngày 26 tháng 5 năm 2015. - Tư cách dự thầu: Nhà thầu liên danh gồm 03 công ty, trong đó Công ty A là thành viên đứng đầu liên danh. Và để tham gia gói thầu này, Giám đốc Công ty A đã có văn bản ủy quyền cho Giám đốc mảng Công nghệ thông tin ký các văn bản liên quan trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Khi xây dựng hồ sơ dự thầu, Nhà thầu đã gửi Hồ sơ chứng minh tư cách họp lệ của mình theo đúng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu, trong đó bao gồm Văn bản thỏa thuận liên danh của 03 công ty và Văn bản ủy quyền của Giám đốc Công ty A, Do lỗi trong việc soạn thảo văn bản nên đã xảy ra một số số sai sót như sau: - Nhà thầu có được phép bổ sung các văn bản làm rõ hồ sơ dự thầu như trên hay không - Các văn bản này có được coi là một phần của hồ sơ dự thầu và được chủ đầu tư chấp thuận hay không - Sau khi bổ sung, làm rõ hồ sơ dự thầu thì nhà thầu có được coi Ịà có tư cách hợp lệ để tham gia đấu thầu hay không.
Trong HSDT người ký bảo lãnh dự thầu không phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng và không kèm theo giấy ủy quyền ký bảo lãnh thì có được phép làm rõ bằng cách cho bổ sung tài liệu ủy quyền (đã có nhưng không nộp kèm theo HSDT) không?
Hồ sơ mời thầu quy định: Bảo đảm dự thầu bằng thư bảo lãnh của ngân hàng/ tổ chức tài chính được coi là hợp lệ khi có chữ ký của Giám đốc/Tổng Giám đốc (trường hợp ủy quyền phải có giấy ủy quyền hợp lệ, tuy nhiên, phần đề xuất kỹ thuật trong Hồ sơ dự thầu của một số nhà thầu có bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh ngân hàng nhưng do Phó Tổng giám đốc ngân hàng/Phó Giám đốc chi nhánh ngân hàng/Trưởng phòng giao dịch ký nhưng không kèm theo giấy ủy quyền. Như vậy: Bên mời thầu có được thông báo cho các nhà thầu bổ sung, làm rõ không?
Nhà thầu (ở miền Nam) tham dự gói thầu được tổ chức đấu thầu ở miền Bắc, Chủ tịch HĐQT của nhà thầu là anh X (đại diện hợp pháp của nhà thầu) ủy quyền cho anh Y (là Tổng Giám đốc) ký đơn dự thầu, tham gia thương thảo và ký kết hợp đồng với CĐT. Nhà thầu được xếp hạng thứ 1, 9h00 ngày 29/11/2019 (thứ sáu), bên mời thầu gửi thông báo mời thương thảo đến nhà thầu và yêu cầu nhà thầu đến thương thảo vào lúc 9h30 ngày 30/11/2019 (thứ bảy), nhà thầu đã nhận được thông báo vào 15h ngày 29/11/2019. Tuy nhiên, đến tận ngày 02/12/2019, đại diện nhà thầu là anh Z (Giám đốc chi nhánh miền Bắc) đến mang theo giấy ủy quyền do anh Y ủy quyền cho anh Z đến tham dự và ký biên bản thương thảo, Bên mời thầu và anh Z đã lập biên bản làm việc, trong đó nêu rõ việc anh Z đến thương thảo theo ủy quyền của anh Y là không hợp lệ (vì anh Y phải là người đến thương thảo và ký theo giấy ủy quyền của anh X, việc ủy quyền lại là không hợp lệ). Trong tình huống này nên xử lý như thế nào?
Công ty chúng tôi được thông báo trúng thầu gói thầu dịch vụ tư vấn. Theo đó, để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty của tôi ủy quyền cho Chi nhánh ký Hợp đồng và đóng dấu của Chi nhánh với khách hàng có được không (khi đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Chi nhánh ký). Một số ý kiến cho rằng phải phân cấp chứ không được ủy quyền. Hỏi: Trường hợp này, phân cấp hay ủy uyền mới đúng quy định?
Ban QLDA X đang đấu thầu gói thầu xây lắp tại địa bàn Y, nơi chi nhánh của Tổng công ty C đang hoạt động. Tổng công ty C muốn ủy quyền cho giám đốc chi nhánh ký các nội dung trong đấu thầu được không?
Doanh nghiệp nhà nước X đang tổ chức lựa chọn nhà thầu 01 gói thầu xây lắp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước một giai đoạn hai túi hồ sơ. Gói thầu được mở thầu vào lúc 09 giờ 30 phút, ngày 16/7/2018 và đang trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật, Trong HSDT của nhà thầu A có đệ trình đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất kỹ thuật do cấp phó ký kèm giấy ủy quyền. Hồ sơ đề xuất kỹ thuật này có hiệu lực trong thời gian 120 ngày kể từ ngày 16/7/2018. Tuy nhiên, trong giấy ủy quyền của đại diện pháp luật cho người ký HSDT lại quy định giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018 đến ngày 30/9/2018. Thành viên Tổ chuyên gia lựa chọn nhà thầu đánh giá hồ sơ dự thầu đối với nhà thầu A bị loại. Với lý do Người đại diện hợp pháp ký đơn dự thầu có thời gian ủy quyền ngắn hợp hiệu lực của hồ sơ dự thầu là không phù hợp. Doanh nghiệp X muốn hỏi ý kiến đánh giá hồ sơ dự thầu của thành viên tổ chuyên gia có phù hợp với các quy định của pháp luật về đấu thầu?