Showing 281–300 of 440 results

Đơn vị ông Nguyễn Văn Cường (Hà Nội) đang tiến hành lập hồ sơ chào hàng cạnh tranh thông thường gói thầu mua sắm hàng hoá phần mềm, trong đó có yêu cầu về giấy phép bán hàng của nhà sản xuất đối với 1 phần mềm vì phần mềm này mang tính đặc thù và có gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất sau bán hàng. Ông Cường hỏi chuyên gia chúng tôi, việc đơn vị ông đưa yêu cầu về giấy phép bán hàng trong hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh như trên có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu không?

Công ty tôi có thành lập Phòng Đấu thầu có nhiệm vụ tổ chức mua sắm hàng hóa dịch vụ do Công ty làm bên mời thầu. Trong quá trình triển khai một gói thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi. Công ty có thành lập riêng rẽ Tổ chuyên gia và Tổ thẩm định (thẩm định dự toán, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu), trong đó 1 thành viên Tổ thẩm định là Trưởng phòng đấu thầu. Vậy Trưởng phòng Đấu thầu có được thay mặt phòng Đấu thầu để ký các tờ trình sau: - Tờ trình phê duyệt Hồ sơ mời thầu? - Tờ trình phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật? Chúng tôi có tham khảo Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2014 thì thấy chúng tôi không vi phạm các hành vi bị cấm. Vì vậy, mong chuyên gia giải đáp.

Gói thầu như thế nào được áp dụng quy định về việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt?

Theo Khoản 4, Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì "đối với từng gói thầu cần nêu rõ hình thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế; có áp dụng thủ tục danh sách ngắn hay không áp dụng; lựa chọn nhà thầu qua mạng hay không trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu".
Độc giả xin hỏi: Ông Ngô Trần Đăng Khoa (TPHCM) hỏi, trường hợp 1 dự án trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (gói thầu xây lắp), theo hình thức "đấu thầu rộng rãi", nếu chủ đầu tư muốn tổ chức "đấu thầu rộng rãi qua mạng" thì có phải trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không?

Tình huống: Cơ quan ông Mai Văn Cường (Kiên Giang) thực hiện lựa chọn nhà thầu, trong quá trình mở thầu cả hai nhà thầu A và B đều có thư giảm giá và nhà thầu A có giá dự thầu sau giảm giá thấp hơn nhà thầu B. Tuy nhiên trong thư giảm giá của nhà thầu A có sai sót về ghi ngày phát hành. Hỏi: Ông Cường hỏi, với trường hợp thư giảm giá ghi thời gian nêu trên có đáp ứng tính hợp lệ của thư giảm giá hay không? Hay được xem là sai sót không nghiêm trọng theo "Mục 30. Sai sót không nghiêm trọng, Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu" và được Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ để khắc phục sai sót (Cả hai nhà thầu đều được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, nếu chấp thuận thư giảm giá sẽ làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu)?

Ông Lê Nam Trà có câu hỏi như sau: Trong quá trình đang chuẩn bị HSMT cho gói thầu xây lắp sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, theo đó, yêu cầu về “Doanh thu xây dựng hàng năm” theo quy định trong Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015, tại Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá HSDT-Mục 2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm- Điểm 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm-Trong bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm-3. Các yêu cầu về tài chính-3.2 Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng có ghi “Doanh thu xây dựng hàng năm được tính bằng tổng các khoản thanh toán cho các hợp đồng xây lắp mà nhà thầu nhận được trong năm đó”. Tuy nhiên, tại Chương IV. Biểu mẫu dự thầu-Biểu mẫu số 10 có ghi “Thông tin được cung cấp phải là doanh thu hàng năm từ hoạt động xây dựng của nhà thầu hoặc của từng thành viên liên danh về các khoản tiền theo hóa đơn xuất cho nhà thầu hoặc của từng thành viên liên danh trong từng năm đối với công việc đang thực hiện hoặc đã hoàn thành”. Từ những quy định nêu trên, ông Trà xin hỏi chuyên gia, trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu “Doanh thu xây dựng hàng năm” được tính bằng tổng các khoản thanh toán cho các hợp đồng xây lắp mà nhà thầu nhận được trong năm đó hay là bằng các khoản tiền theo hóa đơn xuất cho nhà thầu.  

Trong quá trình xét thầu, tổ chuyên gia đã phát hiện 03 nhà thầu có rất nhiều bằng chứng chứng mình 03 nhà thầu thông thầu với nhau. Ví dụ như: 03 bộ hồ sơ có format gần giống nhau, đặc biệt là 02 nhà phụ gần như là giống nhau, chỉ khác nhau về giá dự thầu. 02 cán bộ của 02 công ty (tạm thời xác định là phụ) không biết gì về công ty mà mình đang đi đấu thầu (trong hồ sơ yêu cầu có đề nghị đại diện hợp pháp của nhà thầu đến nộp hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp). Tổ chuyên gia có thực hiện gọi điện trực tiếp cho 01 giám đốc (bật loa ngoài) thì ông này nói có cử anh A đi tham gia, nhưng thực tế anh A lại đang đi đấu thầu cho công ty B. Vậy trường hợp này nên xử lý như thế nào? Ví dụ: có được phạt kinh phí bảo lãnh dự thầu mà 03 nhà thầu đã nộp không?

Gói thầu X, đấu thầu lần 1 được chủ đầu tư phê duyệt hủy thầu do các nhà thầu tham dự thầu không đáp ứng về năng lực và kinh nghiệm. Trong lần 1 này, có nhà thầu liên danh công ty A và công ty B tham dự.

Khi đấu thầu lần 2, công ty A tham dự thầu với tư cách là thành viên đứng đầu liên danh của liên danh nhà thầu 1 (thành viên liên danh không phải là công ty B nêu trên). Công ty B tham dự thầu với tư cách là thành viên đứng đầu liên danh của liên danh nhà thầu 2 (thành viên liên danh không phải là công ty A nêu trên).

Hồ sơ dự thầu của liên danh nhà thầu 1 và liên danh nhà thầu 2 có nội dung các phần tài liệu đề xuất kỹ thuật (như giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công, biện pháp bảo đảm chất lượng, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động) hoàn toàn giống nhau nhưng không hoàn toàn giống với nội dung hồ sơ dự thầu của nhà thầu liên danh công ty A và công ty B trong đấu thầu lần 1.

Căn cứ Điểm b, Khoản 3, Điều 89 của Luật Đấu thầu, tổ chuyên gia đánh giá liên danh nhà thầu 1 và liên danh nhà thầu 2 có hành vi “thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu”.

Ban QLDA Đầu tư xây dựng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh hỏi, tổ chuyên gia đánh giá liên danh nhà thầu 1 và liên danh nhà thầu 2 có hành vi “thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu” có đúng theo Điểm b, Khoản 3, Điều 89 của Luật Đấu thầu không?

Ông Trần Lịch (Bắc Kạn) đặt câu hỏi như sau: Trong quá trình đánh giá E-HSDT gói thầu thi công xây dựng công trình qua mạng đấu thầu quốc gia tôi có gặp vấn đề sau: Gói thầu có 4 nhà thầu tham dự (E-HSDT), phương pháp đánh giá E-HSDT là theo quy trình 2 (đánh giá đối với nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất). Trong đó, nhà thầu A có giá thấp nhất, nhà thầu B có giá thứ 2. Nhà thầu A được đánh giá là không đạt về mặt kỹ thuật (bị loại); nhà thầu B đáp ứng các tiêu chí đánh giá theo yêu cầu của E-HSMT. Tuy nhiên, nhà thầu B lại cho nhà thầu A thuê 1 thiết bị (máy xúc: Có đời máy, công suất, năm sản xuất, hãng sản xuất giống nhau) và thiết bị này cũng được nhà thầu B dùng làm năng lực để tham gia gói thầu nêu trên; nhân sự của nhà thầu A lại làm chỉ huy trưởng cho nhà thầu B (trên tài liệu xác nhận của BHXH mà nhà thầu B nộp cùng E-HSDT); thuyết minh biện pháp tổ chức thi công của 2 nhà thầu A và B giống hệt nhau (chỉ thay đổi tên công ty, câu từ và các đầu mục thuyết minh giống hệt nhau). Tôi muốn hỏi, với tình huống trên 2 nhà thầu (A và B) cùng tham dự 1 gói thầu như vậy có bảo đảm tính cạnh tranh theo quy định không? Nhà thầu A và nhà thầu B có bị coi là thông thầu không? Chủ đầu tư và bên mời thầu cần giải quyết tình huống trên như thế nào để bảo đảm quy định? Nhà thầu B có được xem xét trúng thầu không?.

Công ty ông Minh có thông báo mời thầu gói thầu mua sắm hàng hóa qua mạng. Trong E-HSMT có quy định 01 mẫu BẢNG GIÁ DỰ THẦU CỦA HÀNG HÓA (trong đó nêu rõ danh mục hàng hóa và khối lượng) và 01 mẫu BẢNG GIÁ DỰ THẦU CHO CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN (bao gồm lắp đặt, hướng dẫn chuyển giao công nghệ). Khi mở hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, có một nhà thầu đính kèm E-HSDT 01 file excel trong đó thể hiện đầy đủ các mẫu theo HSMT, tuỵ nhiên tại mẫu BẢNG GIÁ DỰ THẦU CỦA HÀNG HÓA nhà thầu không ghi đơn giá tại cột đơn giá dự thầu. Nhà thầu chỉ ghi đơn giá trong BẢNG GIÁ DỰ THẦU CHO CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN. Theo E-HSDT này, tổ chuyên gia đưa ra 02 ý kiến như sau: + Ý kiến thứ nhất: Nhà thầu chào giá trên được hiểu là đã bao gồm toàn bộ chi phí mua sắm hàng hóa và dịch vụ liên quan cho gói thầu nên đánh giá là đạt. + Ý kiến thứ hai: Nhà thầu chào thiếu phần đơn giá cho các loại hàng hóa và khi đó chủ đầu tư không có căn cứ để đánh giá E-HSDT nên đánh giá là không đạt. Vậy ông Minh hỏi việc đánh giá E-HSDT trên như nào là đạt?

Ông Trần Hoàng Nam có câu hỏi như sau: Hiện nay theo quy định của pháp luật về xây dựng không có quy định thế nào là Ban QLDA chuyên nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định của Luật đấu thầu 43/2013/QH13 và Thông tư 03/2016/TT-BKHĐT có nêu đến nội dung liên quan đến Ban QLDA chuyên nghiệp. Xin hỏi chuyên gia Ban QLDA chuyên nghiệp theo quy định của Luật đấu thầu và Thông tư 03/2016/TT-KHĐT là Ban QLDA như thế nào?

Bên mời thầu X đang tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước một gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Đối với nội dung bảo đảm dự thầu, đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ mời thầu (HSMT) đề xuất quy định trong chỉ dẫn nhà thầu như sau: “Trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu bằng hình thức thư bảo lãnh, nhà thầu phải nộp cùng hồ sơ dự thầu (HSDT) bảo lãnh dự thầu do một ngân hàng phát hành với giá trị và thời gian có hiệu lực như quy định tại Bảng dữ liệu đấu thầu. Bảo đảm dự thầu phải do một ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành…”. Bên mời thầu muốn hỏi nội dung yêu cầu về bảo đảm dự thầu như trên có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu không?

Trong quá trình đánh giá HSDT, ông Minh có tình huống như sau: Khi tham dự một gói thầu X, các thành viên liên danh của một nhà thầu liên danh A - B đều tham gia lập hồ sơ dự thầu và mỗi thành viên ký vào phần kê khai năng lực, kinh nghiệm của mình. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia đấu thầu phát hiện thành viên liên danh B thuộc nhà thầu liên danh A - B đã kê khai không trung thực nhiều thông tin, làm giả hồ sơ liên quan đến năng lực, kinh nghiệm của mình khi tham dự thầu nên đã báo cáo bên mời thầu. Trong trường hợp này, bên mời thầu X cần xử lý vi phạm đối với thành viên liên danh B hay với nhà thầu liên danh A - B?

Đối với gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên có giá không quá 50 triệu đồng thì có phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu không, có bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp không?

Theo ông Nguyễn Duy Hưng (Hà Nội) tham khảo, Khoản 19, Điều 3 và Khoản 7, Điều 4 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg quy định, gói thầu có giá không quá 50.000.000 đồng thì thủ trưởng cơ quan đơn vị quyết định việc mua sắm bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật (không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu). Hỏi: Ông Hưng hỏi, đối với tất cả các gói thầu có giá dưới 50.000.000 đồng nhằm mua sắm, duy trì hoạt động thường xuyên bao gồm cả những gói thầu đã nêu tại các Khoản từ 1 - 18 và 20 Điều 3 Nghị định số 17/2019/QĐ-TTg đều được áp dụng Khoản 19, Điều 3 và Khoản 7, Điều 4 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg có đúng không?

Đơn vị ông Nguyễn Hoàng Giang tham gia công tác thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình cho 1 dự án và đã được chủ đầu tư phê duyệt. Vậy, theo Luật đấu thầu đơn vị ông có được tham gia đấu thầu 2 gói thầu tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát kỹ thuật thi công cho dự án đó hay không?

Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc ngân sách Nhà nước, đơn vị chủ đầu tư có được phép sử dụng tiền bán hồ sơ mời thầu để chi cho nội dung như chi phí thông báo mời thầu trên báo đấu thầu; chi phí tiếp khách; chi bồi dưỡng những người tham gia buổi mở thầu hay không?

Tình huống: Gói thầu thi công xây lắp có cung cấp vật tư, loại hợp đồng trọn gói. Gói thầu có nhiều hạng mục, trong đó có hạng mục A và hạng mục B. Trong hạng mục A và B đều có công việc X với tính chất, kỹ thuật giống hệt nhau ở 2 hạng mục. Tuy nhiên nhà thầu chào đơn giá của công việc X ở hạng mục A là 100.000 đồng, ở hạng mục B là 120.000 đồng (2 đơn giá không thuộc trường hợp thấp khác thường theo Khoản 6 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP). Hỏi: Hồ sơ dự thầu có bị xem là đề xuất các giá dự thầu khác nhau và bị loại không? Trường hợp này có được phép sửa lỗi bằng cách quy về cùng một đơn giá thấp nhất cho công việc X và gửi văn bản yêu cầu nhà thầu chấp nhận việc sửa lỗi không?

Ông Võ Lê Thành Công (TPHCM) đề nghị hướng dẫn trường hợp như sau: Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu thi công xây dựng A có nộp đơn dự thầu trong đơn dự thầu có cam kết không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà thầu A đã trúng thầu và ký hợp đồng. Trong quá trình thi công thì mới phát hiện nhà thầu A có cổ phần góp vốn trên 30% với nhà thầu thiết kế, vi phạm bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu (do trong đơn dự thầu nhà thầu đã cam kết không vi phạm bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu trong thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu). Ông Công hỏi, trường hợp trên sẽ xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "... Trường hợp liên danh, thành viên đứng đầu liên danh (đại diện liên danh) hoặc thành viên được phân công trong thỏa thuận liên danh nộp E-HSDT". Cho tôi hỏi, nếu trong thỏa thuận liên danh không phân công cho thành viên nào sử dụng chứng thư số để tham dự thầu thì thành viên đứng đầu liên danh sử dụng chứng thư số của mình để dự thầu được không và thỏa thuận liên danh đó có hợp lệ hay không?