Để triển khai thông suốt được các dự án sử dụng vốn tài trợ của Ngân hàng thế giới thì ngoài việc chuẩn bị tốt các hồ sơ, tài liệu đệ trình cho nhà tài trợ xem xét thì việc hiểu được quy trình xem xét các nội dung đệ trình của WB cũng là một trong những bí quyết để đẩy nhanh việc thực hiện dự án.
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tiền thân là JIBIC là tổ chức quốc tế đã tài trợ rất nhiều nguồn vốn ODA cho các dự án về giao thông, môi trường, thiết bị, hệ thống giao thông thông minh,.. Hiện nay các dự án có nguồn vốn JICA vẫn hàng ngày đang thực hiện trên mọi miền của đất nước.
Trong các tổ chức tài chính quốc tế thì Ngân hàng Thế giới (WB) là một tổ chức quốc tế có số dự án được thực hiện lớn nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, không vì thế mà các đơn vị được tài trợ lại có thể thành thạo các quy tắc đấu thầu của Tổ chức này do tổ chức này thường xuyên cập nhật hướng dẫn đấu thầu. Sau đây, chúng tôi sẽ cập nhật các hướng dẫn đấu thầu mới nhất của Tổ chức này để khách hàng tham khảo.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế nên trong thời gian vừa qua rất nhiều các dự án được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế đã được thực hiện. Để giúp bạn đọc có các tài liệu cũng như các ý kiến tư vấn các nội dung trong công tác lựa chọn nhà thầu cho các dự án ADB, chúng tôi mong muốn được cung cấp tài liệu, giải pháp cho các tình huống đấu thầu trong dự án ADB.
Doanh nghiệp X tham gia gói thầu mua sắm hàng hóa, trong hồ sơ yêu cầu có yêu cầu doanh thu bình quân tối thiểu là A đồng 3 năm 2015, 2016, 2017. Nhà thầu X đáp ứng được yêu cầu này (số liệu này có cơ quan quản lý thuế xác nhận). Tài liệu cần nộp là báo cáo tài chính 3 năm.
Nhưng trong quá trình chấm thầu chủ đầu tư yêu cầu doanh nghiệp X giải trình từng tài khoản trong báo cáo tài chính 3 năm. Hỏi, như vậy đúng hay sai?
Đơn vị X là bên mời thầu, có tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với một gói thầu xây lắp theo hình thức đấu thầu rộng rãi, phương thức một giai đoạn, một túi hồ sơ. Đến thời điểm mở thầu, có 2 nhà thầu tham dự thầu là công ty A và công ty B.
Tuy nhiên, công ty A và công ty B đều có chung một giám đốc là ông C và đều có trên 20% cổ phần thuộc sở hữu của ông C.
Hỏi: Trường hợp này, hai nhà thầu A và B có vi phạm quy định về “bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu” theo Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP cũng như các quy định khác về đấu thầu hay không?
Một bên mời thầu đã tổ chức đấu thầu qua mạng gói thầu chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa, có gặp tình huống như sau: Hồ sơ mời thầu bản cứng được Chủ đầu tư phê duyệt có yêu cầu nhà thầu phải có kinh nghiệm thực hiện 02 hơp đồng tương tự với gói thầu đang xét. Tuy nhiên, trong quá trình đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, do chưa có kinh nghiệm nên bên mời thầu đã để mục hợp đồng tương tự là không áp dụng. Đến thời điểm đóng thầu có 01 nhà thầu tham gia và bên mời thầu đã mở thầu bình thường. Tuy nhiên, sau khi đánh giá và kiến nghị nhà thầu đáp ứng yêu cầu E-HSMT thì bộ phận thẩm định căn cứ bản giấy HSMT được phê duyệt nên không chấp nhận hồ sơ dự thầu của nhà thầu và yêu cầu hủy thầu. Hỏi trong trường hợp nói trên, bên mời thầu cần xử lý như thế nào?
Một bên mời thầu đang tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có thắc mắc như sau: Theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngàỵ 26/6/2014 về quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, tại khoản 3 Điều 2 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu quy định: “Nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cảo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát”. Tuy nhiên Nghị định chưa hướng dẫn trường hợp nhà thầu có thể thực hiện hai dịch vụ tư vấn thẩm tra thiết kế và tư vấn giám sát không?
Một nhà thầu đã nộp E-HSDT cho gói thầu xây lắp có tình huống như sau: Sau khi nộp E-HSDT, nhà thầu đã phát hiện ra lỗi sai sót trong bảo lãnh dự thầu và xác nhận cung cấp tín dụng của Ngân hàng về tên gói thầu, cụ thể như sau:
- Tên gói thầu ghi trong bảo lãnh: Gói thầu số 02: Xây lắp công trình A
- Tên gói thầu theo đúng thực tế: Gói thầu số 02: Xây lắp công trình A (giai đoạn 2)
Công ty A gặp vướng mắc về mẫu thư bảo lãnh dự thầu do sự không thống nhất giữa quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT). Công ty đề nghị cơ quan chức năng tháo gỡ.
Đơn vị X đang lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường tỉnh. Hỏi: Gói thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ là gói thầu phi tư vấn hay xây lắp?
Theo Khoản 9, Điều 4 Luật Đấu thầu thì công tác bảo trì, bảo dưỡng là công tác phi tư vấn. Tuy nhiên đây là dự toán sản phẩm, dịch vụ công ích và được UBND tỉnh phê duyệt dự toán với giá trị 14 tỷ đồng, gồm hạng mục: Công tác quản lý cầu đường, công tác sửa chữa nhỏ mặt đường... được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Một bên mời thầu đang đánh giá E-HSDT cho gói thầu xây lắp có câu hỏi như sau: Căn cứ theo khoản 5 và khoản 7 Điều 15 Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ kế hoạch và Đầu tư thì đối với các nội dung về năng lực kinh nghiệm, việc đánh giá E-HSDT được thực hiện trên cơ sở các thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT mà không yêu cầu nhà thầu phải đính kèm fĩle tài liệu chứng minh. Trường hợp cần làm rõ E-HSDT thì bên mời thầu và nhà thầu tiến hành làm rõ E-HSDT trực tiếp trên hệ thống. Theo quy định của tỉnh phải hoàn thành nghĩa vụ thuế mới được tham gia đấu thầu và Nhà thầu đã có Thông báo về việc xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của Cơ quan thuế. Theo khoản 5 Điều 15 Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngàỵ 15/11/2017 không yêu cầu nhà thầu phải đính kèm fíle tài liệu chứng minh đối với các nội dung về năng lực kinh nghiệm nên khi nộp E-HSDT Nhà thầu không đính kèm bản scan Thông báo về việc xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế. Nên Chủ đầu tư đã yêu cầu nhà thầu nộp bổ sung bản giấy đế xét tuyến hồ sơ dự thầu. Vậy Nhà thầu có được bổ sung không?
Tiếp theo phần 1, 2 - Chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện dự án xây dựng khu dân cư, chúng tôi xin giới thiệu Phần 3 - chủ đề: Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi để quyết định đầu tư dự án; Lập, thẩm định và phê duyệt bản vẽ thi công; và xin Giấy phép xây dựng.
Tiếp theo phần 1 - Chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện dự án xây dựng khu dân cư đô thị, chúng tôi xin giới thiệu Phần 2 - chủ đề: Lựa chọn, ký kết và bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư để triển khai dự án theo quy hoạch được duyệt.
Đơn vị A tham gia gói thầu có giá 2,1 tỷ đồng. Đơn vị ông dự thầu giá 1,85 tỷ đồng, đơn vị khác dự thầu 550 triệu đồng và trúng thầu. Hỏi: Có quy định gì về giá dự thầu so với giá dự toán được phê duyệt hay không?
Nếu cùng khối lượng mà đơn giá thực hiện như trên là không đúng theo định mức quy định về xây dựng và trong Luật Đấu thầu cũng không quy định về điều này chỉ hướng dẫn giá thấp nhất là trúng thầu.
Một bên mời thầu đang đánh giá HSDT cho gói thầu tư vấn đấu thầu rộng rãi trong nước gặp tình huống như sau: Khi tiến hành mở thầu đối với hồ sơ đề xuất kỹ thuật, có 01 nhà thầu tham dự có đề xuất đến 02 thư giảm giá gồm: 01 thư kèm theo hồ sơ đề xuất tài chính và 01 thư nộp riêng kèm theo HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu; Sau lễ mở thầu đối với hồ sơ đề xuất kỹ thuật; Các hồ sơ đề xuất tài chính và các thư giảm giá của các nhà thầu được bên mời thầu tổ chức niêm phong kín vào 01 thùng hồ sơ. Vậy HSDT của Nhà thầu tham dự trường hợp có đề xuất đến 02 thư giảm giá nêu trên có được xem là hợp lệ hay không? Trường hợp HSDT được xem là hợp lệ thì khi nhà thầu đạt bước đánh giá về kỹ thuật và đến thời điểm chủ đầu tư tổ chức mở và đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính thì việc xử lý đối với 02 thư giảm giá của nhà thầu trên được quy định như thế nào? Nhà thầu có quyền được chọn một trong hai thư giảm giá trước khi tiến hành mở hồ sơ đề xuất tài chính hay không?
Một bên mời thầu đang đánh giá E-HSDT cho gói thầu xây lắp gặp tình huống như sau: Nhà thầu A đệ trình E-HSDT có đính kèm một số file nhưng bên mời thầu không mở được file này. Sau đó, bên mời thầu đã nhờ sự trợ giúp của Trung tâm hỗ trợ đấu thầu để mở các file đính kèm của nhà thầu. Trung tâm hỗ trợ đấu thầu Quốc gia đã mở và gửi lại cho Bên mời thầu như khi bên mời thầu mở một số file trong đó vẫn báo lỗi không đọc được. Bên mời thầu muốn hỏi tình huống nói trên xử lý thế nào?
Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn trường hợp như sau:
Bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu một gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Hồ sơ mời thầu quy định hồ sơ dự thầu phải có hiệu lực 120 ngày và thời điểm đóng thầu là 10 giờ ngày 9/7/2018.
Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia nhận thấy nhà thầu A chào thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 120 ngày, từ thời điểm mở thầu là 10 giờ 15 phút ngày 9/7/2018.
Hỏi: Trường hợp này, bên mời thầu có được gửi thông báo đề nghị nhà thầu A làm rõ hồ sơ dự thầu để hiệu chỉnh lại thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu được không?
Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn tình huống như sau:
Công ty A liên danh với Công ty B để tham gia gói thầu C, trong đó, thỏa thuận liên danh quy định rõ Công ty A là thành viên đứng đầu liên danh.
Hỏi: Có bắt buộc là thành viên đứng đầu liên danh, tức Công ty A ký đơn dự thầu hay không? Công ty B có thể ký đơn dự thầu nếu đã có ủy quyền từ Công ty A cho Công ty B ký đơn dự thầu và các hồ sơ dự thầu hay không?
Ông B tham gia công tác lựa chọn nhà thầu mua sắm vật tư dùng thay thế phục vụ sản xuất kinh doanh của nhà máy, nguồn vốn sản xuất kinh doanh năm 2018. Gói thầu mua sắm vật tư dùng để thay thế cho thiết bị nhà máy phát sinh tình huống như sau:
Gói thầu A có giá gói thầu là 7,2 tỷ đồng, hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi, phương pháp đánh giá về giá: Giá đánh giá. Trong đó có vật tư X thuộc về 2 hệ thống khác nhau là hệ thống Y và hệ thống Z (theo danh mục chi tiết của gói thầu).
Tại thời điểm đóng thầu có 5 nhà thầu tham dự; có 3 nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật (nhà thầu số 1, nhà thầu số 2, nhà thầu số 3) và 2 nhà thầu bị loại từ bước đánh giá về năng lực kinh nghiệm. Giá dự thầu ghi tại đơn dự thầu của các nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật như sau:
Nhà thầu số 1 là 5,8 tỷ đồng;
Nhà thầu số 2 là 5,95 tỷ đồng;
Nhà thầu số 3 là 6,4 tỷ đồng.
Chuyển bước đánh giá về tài chính thì các thành viên tổ chuyên gia xét thầu phát hiện:
Nhà thầu số 1 chào vật tư X có đơn giá cho hệ thống Y là 1.750.000 đồng; hệ thống Z là 1.620.000 đồng.
Nhà thầu số 2 chào vật tư X có đơn giá cho hệ thống Y là 1.815.000 đồng; hệ thống Z là 1.586.000 đồng.
Nhà thầu số 3 chào đồng nhất đơn giá trên hai hệ thống cho vật tư X là 1.850.000 đồng.
Tổ chuyên gia xét thầu có 5 thành viên, đưa ra các ý kiến xử lý tình huống giải quyết như sau:
- Ý kiến thứ nhất: Loại nhà thầu số 1 và nhà thầu số 2 do chào hai giá gây bất lợi cho bên mời thầu, kiến nghị nhà thầu trúng thầu là nhà thầu số 3.
- Ý kiến thứ hai: Làm rõ đơn giá chào thầu đối với nhà thầu số 1 và nhà thầu số 2, yêu cầu giải thích vì sao lại có sự chênh lệch đơn giá dự thầu. Nếu giải thích hợp lý thì chấp thuận, không hợp lý thì loại. Sau khi có văn bản làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu thì mới tiến hành kiến nghị xếp hạng các nhà thầu.
- Ý kiến thứ 3: Tiến hành kiến nghị xếp hạng nhà thầu và mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất (nhà thầu số 1) vào thương thảo hợp đồng. Trong quá trình thương thảo thì yêu cầu nhà thầu điều chỉnh đơn giá vật tư X về giá thấp nhất là 1.620.000 đồng cho hệ thống Y.
Với các ý kiến xử lý tình huống của các thành viên tổ chuyên gia xét thầu như trên, đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn cách xử lý tình huống bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng cho các nhà thầu và không gây thiệt hại cho bên mời thầu.