Showing 321–340 of 440 results

Thỏa thuận liên danh của thầu A (đứng đầu liên danh) và B không ghi rõ nội dung công việc mà các thành viên phải thực hiện, chỉ nêu chung là cung cấp vật tư và thi công công trình và đưa ra tỷ lệ phân chia là 60% và 40% giá dự thầu, không có trách nhiệm, nghĩa vụ chung của nhà thầu liên danh và riêng của từng thành viên. Tổ chuyên gia đấu thầu đánh giá như sau: - Trong Hồ sơ mời thầu quy định trong thỏa thuận liên danh phải ghi rõ nội dung công việc mà các thành viên phải thực hiện và ước tính giá trị mà từng thành viên phải thực hiện nhưng nhà thầu đã không ghi nội dung này. - Đồng thời, thỏa thuận liên danh lại không thuộc danh sách tài liệu mà nhà thầu được bổ sung sau khi mở thầu, trong quá trình đánh giá HSDT vì không thuộc nội dung về tư cách hợp lệ, về năng lực và về kinh nghiệm của nhà thầu. - Về cán bộ chủ chốt, hồ sơ yêu cầu nhà thầu bố trí 1 chỉ huy trưởng công trình, 1 cán bộ kỹ thuật, 1 trung cấp xây dựng và 20 công nhân thi công. Thành viên A bố trí đủ cán bộ chủ chốt và công nhân, nhưng thành viên B chỉ bố trí công nhân. - Về năng lực thiết bị xe máy, hồ sơ yêu cầu nhà thầu phải bố trí đầy đủ, có số lượng và chủng loại cụ thể. Thành viên A có bố trí đầy đủ còn thành viên B không bố trí thiết bị xe máy thi công. Tổ chuyên gia đã đánh giá HSDT của liên danh nêu trên không hợp lệ và bị loại, không được đánh giá tiếp. Hỏi: Tổ chuyên gia không chấp nhận HSDT của nhà thầu liên danh A và B trong trường hợp này có vi phạm Luật Đấu thầu không? Bên mời thầu có được phép cho nhà thầu làm rõ thỏa thuận liên danh hay không?

Công ty ông Hà Công (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Nhà nước đặt hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thông qua công tác xây dựng giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ông Công hỏi, khi thực hiện việc mua sắm vật tư, tài sản duy trì, phục vụ cho hoạt động công ích đó thì việc mua sắm trang thiết bị, vật tư, tài sản có phải theo quy định của Luật đấu thầu không? Các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty mẹ khi thực hiện mua sắm vật tư thường xuyên có cần phải được Công ty mẹ ủy quyền hay không?

Đơn vị ông Phan Chí Thiện (An Giang) đang thực hiện thẩm định gói thầu xây lắp quy mô nhỏ, hồ sơ mời thầu được lập theo Mẫu số 1 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT. Nhà thầu A nộp bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt và bên mời thầu xuất phiếu thu tiền mặt bảo đảm dự thầu cho nhà thầu A với số tiền 100.000.000 đồng. Ông Thiện hỏi, trường hợp bên mời thầu xuất phiếu thu tiền mặt bảo đảm dự thầu cho nhà thầu A có đúng quy định không? Bảo đảm dự thầu này có hợp lệ không? Nếu đánh giá bảo đảm dự thầu này không hợp lệ thì dựa theo quy định nào?

Ông Nguyễn Xuân Sáng (Hà Nội): Xin hỏi chuyên gia, đối với gói thầu chào hàng cạnh tranh (xây lắp, hàng hóa) đã thành lập Ban quản lý dự án có năng lực đánh giá hồ sơ đề xuất thì có nhất thiết phải thành lập Tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ đề xuất không? Hiện, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất hình thức này áp dụng theo Mẫu số 1 Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT hay có văn bản nào khác không?

Ông Nguyễn Ngọc Minh (Phú Thọ) hỏi, khi công ty ông tham dự thầu thì có phải nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán không hay chỉ cần phải nộp báo cáo tài chính, kiểm tra quyết toán thuế và xác nhận không nợ thuế của cơ quan thuế? Hiện công ty của ông Minh là công ty cổ phần, chưa kiểm toán độc lập nên không có báo cáo tài chính đã được kiểm toán, nhưng có kiểm tra quyết toán thuế 3 năm 2012, 2013, 2014 và xác nhận của cơ quan thuế không nợ thuế.

Sở Y tế tỉnh X đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc dự án xây dựng một bệnh viện đa khoa huyện. Trong tiêu chí yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu, hồ sơ mời thầu (HSMT) có quy định nhà thầu phải chứng minh khả năng tài chính cho gói thầu với số tiền  5,5 tỷ đồng và một trong các cách chứng minh là nộp cam kết tín dụng của ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp. Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu nêu trên và chứng minh nguồn lực tài chính của mình bằng cam kết tín dụng từ ngân hàng và hạn mức tín dụng đúng bằng số tiền yêu cầu trong HSMT. Tuy nhiên, cam kết tín dụng có ghi nội dung sau: Ngân hàng cam kết cấp tín dụng nếu nhà thầu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cấp tín dụng theo quy định của pháp luật và quy định của ngân hàng. Hỏi: Trong trường hợp này, cam kết tín dụng mà nhà thầu đã nộp có được coi là hợp lệ hay không?

Ban Quản lý dự án tỉnh X mời thầu Gói thầu Xây lắp. Tại trang 33 của hồ sơ mời thầu (HSMT) gói thầu này, mục Chỉ dẫn nhà thầu 20.1 đưa ra quy định: “Số lượng bản chụp HSDT là 3 bản. Trường hợp sửa đổi, thay thế HSDT thì nhà thầu phải nộp các bản chụp hồ sơ sửa đổi, thay thế với số lượng bằng số lượng bản chụp HSDT”. Nhưng ở trang 36 của HSMT (mục điều kiện tiên quyết) thì yêu cầu nhà thầu phải nộp 4 bản chụp HSDT. 2 trong số 3 nhà thầu tham dự thầu đã nộp 4 bản chụp HSDT, nhà thầu còn lại chỉ nộp 3 bản chụp HSDT (nhà thầu A). Hỏi: Liệu nhà thầu A có bị loại vì chỉ nộp 3 bản chụp HSDT? Cách xử lý tình huống của bên mời thầu như thế nào để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu?

Nhà thầu A ký hợp đồng với chủ đầu tư với trị giá 11 tỷ đồng, dạng hợp đồng trọn gói, Nhà thầu đã triển khai thực hiện theo HĐ, đã hoàn thành các công việc theo HĐ (theo thiết kế) và đã được các bên ký xác nhận, nghiệm thu. Hỏi: Giá trị thanh toán cho NT sẽ là bao nhiêu trong hai trường hợp sau đây: 1. Trường hợp giá trị các công việc mà NT A đã thực hiện theo thiết kế nhỏ hơn giá HĐ 500 triệu đồng thì NT vẫn được thanh toán là 11 tỷ đồng như giá HĐ đã ký hay giá trị thanh toán là 10,5 tỷ đồng? 2. Trường hợp giá trị các công việc mà NT A đã thực hiện theo thiết kế lớn hơn giá HĐ 700 triệu đồng thì NT vẫn được thanh toán là 11 tỷ đồng như giá HĐ đã ký hay giá trị thanh toán là 11,7 tỷ đồng?

Hồ sơ mời thầu (HSMT) Gói thầu Cung cấp và lắp đặt thang máy thuộc Dự án Cải tạo và mở rộng Bệnh viện Y yêu cầu: Thời gian thực hiện hợp đồng là 270 ngày (được hiểu là thời gian liên tục và phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt) mà không nêu rõ thời gian này là liên tục hay không bao gồm thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ, tết. Trong đơn dự thầu của nhà thầu X có thời gian thực hiện hợp đồng là 270 ngày kèm theo điều kiện không bao gồm thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ, tết. Do đó, nếu tính tổng thời gian thực hiện (từ khi bắt đầu đến khi kết thúc) sẽ là lớn hơn hoặc bằng 342 ngày. Hỏi: Trong trường hợp này, đơn dự thầu nộp kèm hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu X có được đánh giá là hợp lệ hay không? Nhà thầu có được phép bổ sung điều chỉnh đơn dự thầu và bảng tổng tiến độ cung cấp hàng hóa không?

Trong Quyết định phê duyệt dự án, giá trị xây dựng là 15,9 tỷ đồng, chi phí thiết bị là 323 triệu đồng (phần thiết bị là máy bơm chữa cháy). Chủ đầu tư đã làm tờ trình phê duyệt kế hoạch LCNT, trong đó phần xây dựng + thiết bị đã gộp làm 1 gói thầu và chủ đầu tư xác định đây là gói thầu hỗn hợp và hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi trong nước, 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ (Theo mục 23/điều 4/Luật đấu thầu). Tuy nhiên, khi thẩm định tại Sở Kế hoạch đầu tư, phía Sở xác định đây là gói thầu Xây lắp, và thay đổi hình thức LCNT là đấu thầu rộng rãi trong nước (qua mạng). Độc giả xin hỏi: Gói thầu như trên (gói thầu bao gồm xây dựng và thiết bị máy bơm cứu hỏa) thì được xác định là gói thầu gì: Xây lắp hay hỗn hợp. Trường hợp là gói thầu hỗn hợp thì có bắt buộc phải đấu thầu qua mạng không, do hiện nay đối với gói thầu hỗn hợp không có mẫu HSMT?

Trong quá trình đánh giá thầu, có nhà thầu ghi nhầm tên Đơn vị thụ hưởng của bảo đảm dự thầu như sau: Từ "Trung tâm kỹ thuật đường bộ I" lại ghi là "Trung tâm kỹ thuật đường bộ 1" (ghi nhầm "I" thành "1"). Độc giả hỏi: Chúng tôi sẽ xử lý trường hợp này như thế nào?

Công ty chúng tôi đang tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất, chỉ có 01 nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển. Trong quá trình chỉ định thầu, trường hợp nhà đầu tư được đề nghị chỉ định không cần dùng hết thời gian tối thiểu được quy định trong hồ sơ yêu cầu mà nộp hồ sơ đề xuất trước thời điểm đóng thầu và nhà đầu tư có đề nghị tổ chức mở thầu trước thời điểm mở thầu quy định trong hồ sơ yêu cầu. Xin hỏi chuyên gia: Chúng tôi xử lý tình huống này thế nào?

Trong bảng Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm của HSMT có quy định: “Nhà thầu cung cấp hợp đồng nguyên tắc với đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm công trình”. Trong quá trình chuẩn bị HSDT, nhà thầu đã ký với bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm 03 bộ hợp đồng nguyên tắc trong đó 02 bộ có đầy đủ chữ ký và dấu của các bên dùng đế gửi chủ đầu tư và bên cung cấp bảo hiểm lưu, 01 bản dùng để lưu chưa có chữ ký của nhà thầu. Do sơ suất trong quá trình tập hợp tài liệu HSDT, Nhà thầu đã đóng nhầm bản lưu có chữ ký và dấu của nhà thầu. Hỏi:

  • Việc đóng trong HSDT là hợp dồng thiếu chữ ký của nhà thầu có phải là sai sót nghiêm trọng không? Nhà thầu cung cấp tài liệu làm rõ có được Bên mời thầu tiếp nhận để dánh giá HSDT không?
  • HSMT chỉ quy định cho phép làm rõ trong thời gian 03 ngày. Nhà thầu tự gửi hồ sơ làm rõ sau thời gian này có vi phạm pháp luật đấu thầu không?

Công ty A đã có câu hỏi như sau: Công ty A đang tham dự một gói thầu X do một tổ chức tài chính quốc tế tài trợ và căn cứ theo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và tài liệu thu thập được là báo cáo tài chính của Công ty B (cùng tham dự gói thầu X nói trên) đã nộp cho Tổng Cục thuế Việt Nam, có đầy đủ chữ ký điện từ và mã vạch, xác định ràng: Doanh thu của công ty B trong những năm 2013 là 24.238.422.313 đồng; năm 2014 là 165.423.269.374 đồng và năm 2015 là 43.323.202.743 đồng. Trong khi dó căn cứ theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu thì doanh thu trung bình hàng năm trong 3 năm liền như trên cúa nhà thầu phải đạt ít nhất 6 triệu USD (tương đương 135 tỷ đồng). Như vậy có thể khẳng định nhà thầu B đã cung cấp báo cáo tài chính dự thầu không trung thực, khai khống doanh thu để qua mặt các bên chấm thầu nhằm vượt qua vòng đánh giá yêu cầu năng lực của HSMT dự án nêu trên. Mặc dù đã xét xong vòng hậu kiểm năng lực của nhà thầu để vào vòng mở giá dối với nhà thầu B. Chúng tôi kiến nghị các bên liên quan tiến hành xác minh nội dung trên nhằm đánh giá bổ xung để đảm bảo không có gian lận trong đấu thầu dự án quốc tế này.

Một công ty tư vấn đấu thầu có tình huống như sau: Tại lễ mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật (HSĐXKT), đơn vị tư vấn đấu thầu nhận thấy không có đơn dự thầu Công ty A trong túi HSĐXKT theo quy định trong HSMT. Chủ đầu lư yêu cầu nhà thầu có ý kiến vấn đề nêu trên. Đại diện nhà thầu tham dự lễ mở thầu cho biết đơn dự thầu của nhà thầu đóng chung trong túi HSĐXTC. Qua trao đổi giữa Chủ đầu tư, Đơn vị tư vấn và đại diện các nhà thầu tham dự buổi lề mở thầu, các bên cho phép đại diện nhà thầu A tự mở HSĐXTC của mình để lấy đơn dự thầu cho tư vấn đấu thầu kiểm tra các thông tin về thời gian thực hiện hợp đồng, thời gian có hiệu lực của HSDT và sau đó niêm phong lại HSĐXTC. Tư vấn đấu thầu nhận thấy đơn dự thầu của nhà thầu thực hiện theo mẫu của phương thức một giai doạn-một túi hồ sơ, trong đó thể hiện đầy dủ thời gian thực hiện gói thầu, giá trị dự thầu, thời gian có hiệu lực cùa HSDT. Đơn vị tư vấn đấu thầu kiểm tra và dọc các thông tin trên (trừ giá trị dự thầu). Sau đó, dưới sự chứng kiến cua các bên tham dự lễ mở thầu. HSĐXTC cùa nhà thầu được niêm phong lại. Các thông tin trên được ghi nhận lại trong biên bản mở thầu HSĐXKT (Biên bản ghi rõ: Túi HSĐXKT không có Đơn dự thầu, các thông tin ghi theo Đơn dự thầu thuộc HSĐXTC). Công ty tư vấn muốn hỏi chuyên gia nên đánh giá thế nào với trường hợp nói trên?

Ông Lê Minh ở Bắc Ninh có câu hỏi cho chuyên gia như sau: Theo khoản 3, điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhó và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu. Công ty của ông Minh có thông tin như sau: Căn cứ vào Báo cáo tài chính, ở bảng cân đối kê toán có tổng tài sản (Tổng nguồn vốn) là trên 20 tỷ (năm 2015 là 14.530.731.854 đồng; năm 2016 là 22.580.405.574 đồng; năm 2017 là 28.142.548.331 đồng). Nhưng có số lao động nhỏ hơn 200 người cụ thể là: năm 2015 là 71 người; năm 2016 là 80 người; năm 2017 là 116 người. Ông Minh hỏi xem công ty có đủ điều kiện tham gia đấu thầu gói thầu xây lắp có giá không quá 5 tỷ đồng không?

Một Công ty tư vấn đấu thầu trong quá trình đánh giá HSDT có tình huống như sau: Nhà thầu A có đệ trình thư giảm giá với thông tin trong thư giảm giá như sau: Giá dự thầu đã ghi trong đơn dự thầu là: 7.933 triệu đồng. Giảm giá so với giá dự thầu là: 85% x 7.933 triệu đồng = 6.743 triệu đồng. Giá dự thầu xin điều chỉnh là: 6.743 triệu đồng. Trong trường hợp này, giá trị giảm giá dự thầu được xác định là 6.743 triệu đồng hay 1.190 triệu đồng (7.933 triệu đồng - 6.743 triệu đồng = 1.190 triệu đồng) hoặc có cách xử lý khác. Công ty muốn xin tư vấn của chuyên gia để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.  

Một ban quản lý dự án trong quá trình đánh giá HSDT cho gói thầu xây lắp có tình huống như sau: Theo quy định tại Biểu mẫu số 15 - HSMT: “Nhà thầu phải kê khai những nhân sự chù chốt có năng lực phù hợp đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm a Mục 2.2 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT và có thế sẵn sàng huy động cho gói thầu; không dược kê khai những nhân sự đã huy động cho gói thầu khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thưc hiện gói thầu này. Trường hợp kê khai không trung thực thì nhà thầu sê bị đánh giá là gian lận”. Công ty A là nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu này. Trong HSDT Công ty A kê khai theo Biểu mẫu số 15 các nhân sự chủ chốt tham gia thực hiện gói thầu bao gồm Chỉ huy trưởng công trường và các vị trí Giám sát kỹ thuật.  Theo thông tin chúng tôi nắm được (Có tài liệu chứng minh) thì các nhân sự này đều đang được nhà thầu huy động tham gia cho 01 gói thầu khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này (Do gói thầu khác này cũng thuộc cùng Tổng công ty chúng tôi làm Chủ đầu tư). Vậy, việc nhà thầu A kê khai nhân sự như vậy có phải là hành vi gian lận theo quy định nêu trên hay không?

Ông Trần Minh Quân ở Điện Biên có câu hỏi như sau: Theo Khoản 7, Điều 35 Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 5/5/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết đối với hoạt dộng đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu, kể từ ngày 01/01/2018, cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ Sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sư dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quá mời sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị tư vắn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp, đơn vị mua sắm tập trung phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu. Vậy khi Công ty chúng tôi thực hiện hợp dồng tư vấn lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) không phải là lựa chọn nhà thầu, thì các cá nhân lập HSYC lựa chọn nhà đầu tư, đánh giá HSĐX đầu tư có bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề không? Có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể, chi tiết về vấn đề này không?

Chúng tôi vừa là chủ đầu tư và cũng là Bên mời thầu. Chúng tôi thuê Đơn vị tư vấn lập HSMT và đánh giá HSDT. Xin hỏi chuyên gia: Vậy, tổ chuyển gia do đơn vị tư vấn hay Bên mời thầu ra quyết định thành lập?