Công ty ông Minh có thông báo mời thầu gói thầu mua sắm hàng hóa qua mạng. Trong E-HSMT có quy định 01 mẫu BẢNG GIÁ DỰ THẦU CỦA HÀNG HÓA (trong đó nêu rõ danh mục hàng hóa và khối lượng) và 01 mẫu BẢNG GIÁ DỰ THẦU CHO CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN (bao gồm lắp đặt, hướng dẫn chuyển giao công nghệ). Khi mở hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, có một nhà thầu đính kèm E-HSDT 01 file excel trong đó thể hiện đầy đủ các mẫu theo HSMT, tuỵ nhiên tại mẫu BẢNG GIÁ DỰ THẦU CỦA HÀNG HÓA nhà thầu không ghi đơn giá tại cột đơn giá dự thầu. Nhà thầu chỉ ghi đơn giá trong BẢNG GIÁ DỰ THẦU CHO CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN. Theo E-HSDT này, tổ chuyên gia đưa ra 02 ý kiến như sau: + Ý kiến thứ nhất: Nhà thầu chào giá trên được hiểu là đã bao gồm toàn bộ chi phí mua sắm hàng hóa và dịch vụ liên quan cho gói thầu nên đánh giá là đạt. + Ý kiến thứ hai: Nhà thầu chào thiếu phần đơn giá cho các loại hàng hóa và khi đó chủ đầu tư không có căn cứ để đánh giá E-HSDT nên đánh giá là không đạt. Vậy ông Minh hỏi việc đánh giá E-HSDT trên như nào là đạt?
Ông Trần Hoàng Nam có câu hỏi như sau: Hiện nay theo quy định của pháp luật về xây dựng không có quy định thế nào là Ban QLDA chuyên nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định của Luật đấu thầu 43/2013/QH13 và Thông tư 03/2016/TT-BKHĐT có nêu đến nội dung liên quan đến Ban QLDA chuyên nghiệp. Xin hỏi chuyên gia Ban QLDA chuyên nghiệp theo quy định của Luật đấu thầu và Thông tư 03/2016/TT-KHĐT là Ban QLDA như thế nào?
Bên mời thầu X đang tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước một gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Đối với nội dung bảo đảm dự thầu, đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ mời thầu (HSMT) đề xuất quy định trong chỉ dẫn nhà thầu như sau: “Trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu bằng hình thức thư bảo lãnh, nhà thầu phải nộp cùng hồ sơ dự thầu (HSDT) bảo lãnh dự thầu do một ngân hàng phát hành với giá trị và thời gian có hiệu lực như quy định tại Bảng dữ liệu đấu thầu. Bảo đảm dự thầu phải do một ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành…”. Bên mời thầu muốn hỏi nội dung yêu cầu về bảo đảm dự thầu như trên có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu không?
Trong quá trình đánh giá HSDT, ông Minh có tình huống như sau: Khi tham dự một gói thầu X, các thành viên liên danh của một nhà thầu liên danh A - B đều tham gia lập hồ sơ dự thầu và mỗi thành viên ký vào phần kê khai năng lực, kinh nghiệm của mình. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia đấu thầu phát hiện thành viên liên danh B thuộc nhà thầu liên danh A - B đã kê khai không trung thực nhiều thông tin, làm giả hồ sơ liên quan đến năng lực, kinh nghiệm của mình khi tham dự thầu nên đã báo cáo bên mời thầu. Trong trường hợp này, bên mời thầu X cần xử lý vi phạm đối với thành viên liên danh B hay với nhà thầu liên danh A - B?
Đối với gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên có giá không quá 50 triệu đồng thì có phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu không, có bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp không?
Theo ông Nguyễn Duy Hưng (Hà Nội) tham khảo, Khoản 19, Điều 3 và Khoản 7, Điều 4 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg quy định, gói thầu có giá không quá 50.000.000 đồng thì thủ trưởng cơ quan đơn vị quyết định việc mua sắm bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; không bắt buộc phải ký hợp đồng với nhà cung cấp nhưng phải bảo đảm chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật (không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu). Hỏi: Ông Hưng hỏi, đối với tất cả các gói thầu có giá dưới 50.000.000 đồng nhằm mua sắm, duy trì hoạt động thường xuyên bao gồm cả những gói thầu đã nêu tại các Khoản từ 1 - 18 và 20 Điều 3 Nghị định số 17/2019/QĐ-TTg đều được áp dụng Khoản 19, Điều 3 và Khoản 7, Điều 4 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg có đúng không?
Đơn vị ông Nguyễn Hoàng Giang tham gia công tác thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình cho 1 dự án và đã được chủ đầu tư phê duyệt. Vậy, theo Luật đấu thầu đơn vị ông có được tham gia đấu thầu 2 gói thầu tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát kỹ thuật thi công cho dự án đó hay không?
Dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc ngân sách Nhà nước, đơn vị chủ đầu tư có được phép sử dụng tiền bán hồ sơ mời thầu để chi cho nội dung như chi phí thông báo mời thầu trên báo đấu thầu; chi phí tiếp khách; chi bồi dưỡng những người tham gia buổi mở thầu hay không?
Tình huống: Gói thầu thi công xây lắp có cung cấp vật tư, loại hợp đồng trọn gói. Gói thầu có nhiều hạng mục, trong đó có hạng mục A và hạng mục B. Trong hạng mục A và B đều có công việc X với tính chất, kỹ thuật giống hệt nhau ở 2 hạng mục. Tuy nhiên nhà thầu chào đơn giá của công việc X ở hạng mục A là 100.000 đồng, ở hạng mục B là 120.000 đồng (2 đơn giá không thuộc trường hợp thấp khác thường theo Khoản 6 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP). Hỏi: Hồ sơ dự thầu có bị xem là đề xuất các giá dự thầu khác nhau và bị loại không? Trường hợp này có được phép sửa lỗi bằng cách quy về cùng một đơn giá thấp nhất cho công việc X và gửi văn bản yêu cầu nhà thầu chấp nhận việc sửa lỗi không?
Ông Võ Lê Thành Công (TPHCM) đề nghị hướng dẫn trường hợp như sau: Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu thi công xây dựng A có nộp đơn dự thầu trong đơn dự thầu có cam kết không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà thầu A đã trúng thầu và ký hợp đồng. Trong quá trình thi công thì mới phát hiện nhà thầu A có cổ phần góp vốn trên 30% với nhà thầu thiết kế, vi phạm bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu (do trong đơn dự thầu nhà thầu đã cam kết không vi phạm bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu trong thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu). Ông Công hỏi, trường hợp trên sẽ xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "... Trường hợp liên danh, thành viên đứng đầu liên danh (đại diện liên danh) hoặc thành viên được phân công trong thỏa thuận liên danh nộp E-HSDT". Cho tôi hỏi, nếu trong thỏa thuận liên danh không phân công cho thành viên nào sử dụng chứng thư số để tham dự thầu thì thành viên đứng đầu liên danh sử dụng chứng thư số của mình để dự thầu được không và thỏa thuận liên danh đó có hợp lệ hay không?
Nhà thầu tuyên bố hiệu lực HSDT từ thời điểm mở thầu mà không phải là thời điểm đóng thầu có hợp lệ?
Ban Quản lý dự án X có câu hỏi như sau: Tổ Chuyên gia đấu thầu của Ban QLDA X đang đánh giá HSDT cho gói thầu về thi công công trình xây dựng giao thông. Theo quy định trong HSMT, hồ sơ dự thầu phải có hiệu lực 120 ngày và thời điểm đóng thầu là 9h ngày 17/9/2018. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia nhận thấy Nhà thầu A chào thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 120 ngày, từ thời điểm mở thầu là 9h30 ngày 17/9/2018. Trong trường hợp này, việc Nhà thầu A chào thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu có được coi đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu hay không?
Công ty tư vấn đấu thầu đang đánh giá HSDT cho gói thầu về mua sắm trạm biến áp có câu hỏi cho chuyên gia như sau: Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu của một bên mời thầu (BMT) nhưng trong đơn dự thầu nhà thầu ghi tên gói thầu từ “Mua sắm, vận chuyển các thiết bị trạm biến áp 110kV” thành “Mua sắm, vận chuyển thiết bị trạm biến áp 110 KV”. Hỏi đơn dự thầu của Nhà thầu A có được đánh giá hợp lệ không?
Ông Trần Bình Minh ở Gia Lâm, Hà Nội có câu hỏi như sau: Hiện nay, rất nhiều nhà thầu ký hợp đồng với thầu phụ để thực hiện hợp đồng sau khi trúng thầu. Vậy, khi nào nhà thầu chính ký hợp đồng với nhà thầu phụ bị xem là chuyển nhượng thầu?
Một Bên mời thầu có câu hỏi như sau: Trường hợp với các gói thầu xây lắp thuộc công trình giao thông đường bộ có giá gói thầu lớn hơn 20 tỷ đồng khi đánh giá về tài chính thì áp dụng phương pháp giá thấp nhất có phù hợp không? Theo tôi tham khảo phương pháp giá đánh giá được quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 12, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì công thức xác định giá đánh giá được tính như sau: GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ. Trong đó: G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có); ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa; ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, đối với gói thầu xây lắp, giá trị của ∆G và ∆ƯĐ rất khó xác định. Nếu ∆G và ∆ƯĐ đều không có các yếu tố cần thiết để xác định và tính toán để quy về một mặt bằng thì giá trị của ∆G và ∆ƯĐ có thể xem như bằng 0. Khi đó, công thức áp dụng sẽ là: GĐG = G có phù hợp hay không?
Ông Lê Minh Quang có câu hỏi như sau: Đơn vị của ông đang thực hiện gói thầu về bảo trì hệ thống máy tính bằng hình thức đấu thầu. Trong Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, có phê duyệt giá của các gói thầu đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT) 10%. Khi đơn vị đăng thông tin trên Báo Đấu thầu vẫn nguyên giá trị ghi trong Quyết định phê duyệt. Nhưng khi các nhà thầu nộp hồ sơ tham gia dự thầu thì ghi giá trong hồ sơ dự thầu là giá đã bao gồm thuế và phí, trong đó có một số nhà thầu đóng thuế GTGT chỉ có 5%. Hình thức hợp đồng là trọn gói Ông Quang muốn hỏi, nếu nhà thầu đó trúng thầu thì đơn vị ông có phải hiệu chỉnh lại giá dự thầu để bỏ sung thuế GTGT là 10%?
Ban quản lý dự án A có câu hỏi như sau: Hiện ban A đã ký hợp đồng với một nhà thầu về thi công trồng cây xanh, lát vỉa hè với hình thức hợp đồng trọn gói. Trong quá trình thực hiện ban A nhận thấy giai đoạn lập dự án và triển khai thiết kế bản vẽ thi công còn một số thiếu sót, không đồng bộ nên để đồng bộ ban A đã cho triển khai thiết kế bản vẽ thi công điều chỉnh, trình thẩm định và phê duyệt dự toán cho phần khối lượng bổ sung này. Ban A muốn hỏi trong trường hợp này có được phép ký kết phụ lục hợp đồng để bổ sung khối lượng vào hợp đồng chính không? Nếu không được thì phải làm thế nào cho đúng với quy định của pháp luật.
Ông Trần Minh Vương ở Tiền Giang có câu hỏi như sau: Tại điểm d Khoản 1 Điều 43 Luật đấu thầu năm 2013 nêu rõ: Nhà thầu được kiến nghị trúng thầu khi đáp ứng điều kiện: Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu. Vậy khái niệm sai lệch thiếu được hiểu như thế nào sau đây:
- Giá dự thầu sau khi hiệu chỉnh sai lệch về số học dù tăng lên hoặc giảm xuống thì cũng chỉ tối đa 10% so với giá dự thầu ban đầu; Hay là:
- Giá dự thầu sau khi hiệu chỉnh sai lệch về số học thì tăng lên tối đa 10% so với giá dự thầu, còn giảm xuống thì không giới hạn.
Công ty An Nam đang chuẩn bị HSDT để tham dự gói thầu cung cấp hàng hóa, có câu hỏi muốn giải đáp đáp như sau: Theo yêu cầu của HSMT thì nhà thầu phải có nguồn lực tài chính (các khoản thu thương mại, các khoản thu tài chình ngắn hạn). Hiện nay, công ty đã ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư khác về cung cấp một số hàng hóa và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp và lắp đặt hàng hóa (cụ thể là đã tiến hành cung cấp, ký kết biên bản bàn giao nghiệm thu đưa vào sử dụng và đang tiến hành các thủ tục thanh quyết toán). Tuy nhiên, chủ đầu tư chưa thanh toán cho chúng tôi ở hợp đồng nói trên. Công ty muốn sử dụng nguồn tài chính sẽ được Chủ đầu tư thanh toán trong thời hạn nhất định này để chứng minh nguồn lực tài chính thì có được xem xét là hợp lệ?
Một hộ kinh doanh có câu hỏi cho chuyên gia chúng tôi như sau: Căn cứ vào Luật đấu thầu năm 2013 thì một hộ kinh doanh cá thể đáp ứng đầy đủ các điểm a đến điểm h Khoản 1 Điều 5. Hỏi hộ kinh doanh có thể tham gia đấu thầu cho gói thầu cung cấp văn phòng phẩm cho một doanh nghiệp nhà nước không?