Showing 281–300 of 451 results

Một công ty tư vấn đang thực hiện giám sát thi công cho một dự án về xây dựng có câu hỏi như sau: Trong hồ sơ mời thầu gói thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình không có mục nào quy định về nhà thầu phụ, vậy xin hỏi Công ty có được đề xuất nhà thầu phụ hay không? Có quy định nào về nhà thầu phụ trong công tác tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình hay không và phần trăm (%) cho nhà thầu phụ là bao nhiêu? Trường hợp Công ty đã đề xuất nhà thầu phụ trong hồ sơ dự thầu là 30% thì có phù hợp với quy định của luật đấu thầu không? Sau khi trúng thầu Công ty có được phép thay đổi phần trăm (%) cho nhà thầu phụ không?

Chủ đầu tư X của một dự án đang thực hiện gói thầu về Thiết kế và Xây dựng (EC) có câu hỏi như sau: Theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Điều 12 quy định chung về dự toán gói thầu xây dựng, như vậy đối với dự toán các gói thầu theo các điều 13, 14, 15,16 phải tuân thủ các quy định chung tại Điều 12 Nghị định nêu trên. Cụ thể: Tại Khoản 1, Điều 12 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định “Dự toán gói thầu xây dựng xác định theo từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt và được thực hiện trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng”. Tại Khoản 3, Điều 12 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định: “Chủ đầu tư tổ chức xác định, cập nhật dự toán gói thầu xây dựng, thực hiện thẩm định, phê duyệt để thay thế giá gói thầu xây dựng ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt, làm cơ sở để lập Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu và đánh giá lựa chọn nhà thầu xây dựng”. Tuy nhiên, đối với gói thầu EC, công tác phê duyệt dự toán công trình được thực hiện sau khi lựa chọn được nhà thầu EC, do đó chưa có cơ sở để xem xét sự phù hợp của dự toán gói thầu xây dựng với dự toán công trình đã được phê duyệt và chưa có cơ sở để lập Hồ sơ mời thầu theo các quy định nêu trên. Vì vậy, Chủ đầu tư X đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nội dung sau: Việc căn cứ vào dự án đã được phê duyệt để lập, thẩm định và phê duyệt dự toán giá gói thầu, lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án mà chưa xem xét đến sự phù họp của dự toán gói thầu với dự toán công trình có trái với các quy định hiện hành hay không? Giá hợp đồng với nhà thầu được xác định trên trên cơ sở tổng mức đầu tư đã được phê duyệt; giá hợp đồng chính thức xác định sau khi dự toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt ở bước tiếp theo có phù hợp với các quy định hiện hành?

Chủ đầu tư X có tình huống về bảo lãnh thực hiện hợp đồng bằng séc như sau: Ngày 27/6/2019 Chủ đầu tư X đã ký hợp đồng để thực hiện gói thầu xây lắp với đơn vị trúng thầu, nhà thầu đã nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo hình thức Séc với giá trị theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên trên Séc thiếu dấu của ngân hàng phát hành Séc. Sau khi Chủ đầu tư rà soát phát hiện ra tờ séc thiếu dấu của ngân hàng và đã yêu cầu nhà thầu bổ sung. Nhà thầu đã đến nhận lại tờ Séc và đến ngân hàng để bổ sung dấu. Ngân hàng đã ghi bảo chi ngày 25/8/2019. Vậy nếu tính theo ngày bảo chi cùa ngân hàng ghi trên Séc (25/8/2019) quá ngày ký hợp đồng (27/6/2019); nếu tính theo ngày ghi trên Séc (ngày nộp của đơn vị 27/6/2019) phù hợp với ngày ký hợp đồng. Séc dùng để bảo lãnh thực hiện hợp đồng như trên có hợp lệ không? và hướng xử lý đối với tình huống trên như thế nào?  

Nhà thầu chính được giao tối đa bao nhiêu % giá trị gói thầu xây lắp cho nhà thầu phụ? Bên mời thầu lập HSMT gói xây lắp, mẫu HSMT ở bảng dữ liệu bắt ghi % giá trị công việc cho nhà thầu phụ, bên mời thầu đã quy định: "không quá 10% hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ" thì có đúng không?

Doanh nghiệp X có hỏi chuyên gia như sau: Doanh nghiệp X tham gia dự thầu một gói thầu xây lắp đấu thầu rộng rãi qua mạng và chỉ có Doanh nghiệp X tham gia. Sau quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Chủ đầu tư đã mời Nhà thầu X thương thảo hợp đồng và sau buối thương thảo, đại diện hai bên đã tiến hành ký thương thảo hợp đồng để chuẩn bị ký kết hợp đồng. Do công trình có thời gian thực hiện hợp đồng hơi ngắn, nên sau khi ký thương thảo hợp đồng với chủ đầu tư, nhà thầu đã tập kết vật tư, đặt mua vật tư để thực hiện gói thầu trên. Tuy nhiên, sau đó Chủ đầu tư thông báo là hủy kết quả thầu do hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu một số tài liệu (cụ thế thiếu là: trong hồ sơ mời thầu yêu cầu 7 cán bộ chchốt và 10 công nhân kỹ thuật khi tải hồ sơ lên mạng trong quá trình nén file, nhà thầu đã tải thiếu bằng cấp của 10 công nhân kỹ thuật nhưng vn có kê khai nhân sự theo form quy định trên hệ thống và trong thời gian 3 ngày kể từ ngày đóng thầu do hồ sơ scan hơi mờ nên nhà thầu có gửi mail cho Chủ đầu tư bản scan hồ sơ dự thầu (bản scan chưa nén file) có đầy đủ bằng cấp và kinh nghiệm của cán bộ chủ chốt và công nhân kỹ thuật). Vì vậy, công ty X cho rằng trước khi tiến hành thương thảo hợp đồng thì Chủ đầu tư đã thực hiện xong khâu đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu và sau khi thương thảo thành công thì xem như hồ sơ dự thầu cúa nhà thầu đã hợp lệ và đáp ứng yêu cầu của HSMT. Nhận thấy việc hủy thầu của Chủ đầu tư sẽ tổn thất cho nhà thầu do nhà thầu đã chuẩn bị, tập kết, đặt mua vật tư, nhân lực vì vậy công ty không đồng ý với kết quả hủy thầu của Chủ đầu tư. Doanh nghiệp X mong muốn Bộ KHĐT giải đáp giúp nhà thầu hướng giải quyết trong trường hợp này và trong trường hợp này nhà thầu có được quyền kiến nghị và khiếu kiện Chủ đầu tư bồi thường thiệt hại không?

Chủ đầu tư A có câu hỏi như sau: Hiện nay Chủ đầu tư A có một số Công ty đang nợ tiền và không chịu trả mặc dù đã có rất nhiều văn bản yêu cầu và đang làm các thủ tục để khởi kiện các Công ty nợ tiền ra Tòa án để giải quyết. Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 5 tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư, cùa luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định như sau: “Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luật đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật’’. Như vậy khi lập hồ sơ mời thầu, Chủ đầu tư A có thể ghi rõ nội dung không cho phép các Công ty đang nợ nêu trên tham gia gói thầu cùa Chủ đầu tư A hay không? Việc không cho phép các Công ty đang nợ Chủ đầu tư A tham gia các gói thầu cùa Chủ đầu tư A có vi phạm pháp luật về hành vi gây cản trở các Nhà thầu tham gia dự thầu, ảnh hưởng đến cạnh tranh trong đấu thầu hay không?

Công ty A chuẩn bị đệ trình HSDT cho gói thầu mua sắm hàng hóa. Tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị HSDT, nhà thầu thấy rằng theo Thông báo mời thầu đăng trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thì thời gian thực hiện hợp đồng là 60 ngày. Tuy nhiên, trong Chương V-Phạm vi cung cấp thì Bên mời thầu ghi tiến độ thực hiện là 70 ngày. Công ty A muốn hỏi:

  • Nhà thầu sẽ đề xuất thời gian thực hiện hợp đồng bao nhiêu ngày là hợp lệ?
  • Trong trường hợp này, Bên mời thầu sẽ đánh giá HSDT theo thời gian thực hiện hợp đồng là 60 ngày hay 70 ngày và căn cứ vào HSMT hay Thông báo mời thầu?

Ban QLDA X sau khi lựa chọn nhà thầu cho một gói thầu mua sắm hàng hóa và đã tiến hành ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, ban QLDA X đã nhận được đề nghị thay đổi xuất xứ hàng hóa đã cung cấp với lý do cụ thể như sau: Mặt hàng thứ nhất: lí do nhà thầu đưa ra là Model cũ không được sản xuất nữa - nhà thầu đề nghị thay thế bằng Model khác của cùng hãng sản xuất nhưng có nước xuất xứ khác so với Model đã chào thầu. Mặt hàng thứ hai: lí do nhà thầu đưa ra là nhà sản xuất bị phá sản - nhà thầu đề nghị thay thế bằng Model khác của một nhà sản xuất khác đồng thời giữ nguyên nước xuất xứ của sản phẩm như đã chào thầu. Bên cạnh đó, Nhà thầu cũng cam kết không thay đổi đơn giá 2 mặt hàng này so với giá đã chào thầu và đã cung cấp cho Ban QLDA bằng chứng liên quan đến việc ngừng sản xuất Model cũ và việc nhà sản xuất bị phá sản. Ban QLDA X muốn hỏi chuyên gia việc thay đổi xuất xứ nói trên có vi phạm luật đấu thầu?

Một công ty A trong quá trình đệ trình HSDT cho một gói thầu mua sắm hàng hóa đã bị Bên mời thầu từ chối mở HSDT với lý do là HSDT không được niêm phong theo quy định của HSMT. Bức xúc trước lý do từ chối mở HSDT của Bên mời thầu, Công ty đã gửi đơn kiến nghị đến Chủ đầu tư và Cục Quản lý đấu thầu để đề nghị Bên mời thầu tiếp tục xem xét đánh giá HSDT của mình do trong HSMT không có quy định loại HSDT vì HSDT không được niêm phong theo hướng dẫn của HSMT.

Đối với gói thầu sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, chủ đầu tư có thể ứng vốn nhiều lần cho nhà thầu không? Mức tạm ứng tối đa, tối thiểu là bao nhiêu?

Tình huống: Công ty của ông Khắc Thông (ở Bình Thuận) là nhà đầu tư 1 dự án xây dựng – chuyển giao (BT). Ông Thông hỏi, công ty cần áp dụng Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP để lựa chọn nhà thầu hay được chỉ định thầu?

Đơn vị ông Nguyễn Văn Cường (Hà Nội) đang tiến hành lập hồ sơ chào hàng cạnh tranh thông thường gói thầu mua sắm hàng hoá phần mềm, trong đó có yêu cầu về giấy phép bán hàng của nhà sản xuất đối với 1 phần mềm vì phần mềm này mang tính đặc thù và có gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất sau bán hàng. Ông Cường hỏi chuyên gia chúng tôi, việc đơn vị ông đưa yêu cầu về giấy phép bán hàng trong hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh như trên có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu không?

Công ty tôi có thành lập Phòng Đấu thầu có nhiệm vụ tổ chức mua sắm hàng hóa dịch vụ do Công ty làm bên mời thầu. Trong quá trình triển khai một gói thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi. Công ty có thành lập riêng rẽ Tổ chuyên gia và Tổ thẩm định (thẩm định dự toán, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu), trong đó 1 thành viên Tổ thẩm định là Trưởng phòng đấu thầu. Vậy Trưởng phòng Đấu thầu có được thay mặt phòng Đấu thầu để ký các tờ trình sau: - Tờ trình phê duyệt Hồ sơ mời thầu? - Tờ trình phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật? Chúng tôi có tham khảo Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2014 thì thấy chúng tôi không vi phạm các hành vi bị cấm. Vì vậy, mong chuyên gia giải đáp.

Gói thầu như thế nào được áp dụng quy định về việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt?

Theo Khoản 4, Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì "đối với từng gói thầu cần nêu rõ hình thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế; có áp dụng thủ tục danh sách ngắn hay không áp dụng; lựa chọn nhà thầu qua mạng hay không trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu".
Độc giả xin hỏi: Ông Ngô Trần Đăng Khoa (TPHCM) hỏi, trường hợp 1 dự án trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (gói thầu xây lắp), theo hình thức "đấu thầu rộng rãi", nếu chủ đầu tư muốn tổ chức "đấu thầu rộng rãi qua mạng" thì có phải trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không?

Tình huống: Cơ quan ông Mai Văn Cường (Kiên Giang) thực hiện lựa chọn nhà thầu, trong quá trình mở thầu cả hai nhà thầu A và B đều có thư giảm giá và nhà thầu A có giá dự thầu sau giảm giá thấp hơn nhà thầu B. Tuy nhiên trong thư giảm giá của nhà thầu A có sai sót về ghi ngày phát hành. Hỏi: Ông Cường hỏi, với trường hợp thư giảm giá ghi thời gian nêu trên có đáp ứng tính hợp lệ của thư giảm giá hay không? Hay được xem là sai sót không nghiêm trọng theo "Mục 30. Sai sót không nghiêm trọng, Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu" và được Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ để khắc phục sai sót (Cả hai nhà thầu đều được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, nếu chấp thuận thư giảm giá sẽ làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu)?

Ông Lê Nam Trà có câu hỏi như sau: Trong quá trình đang chuẩn bị HSMT cho gói thầu xây lắp sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, theo đó, yêu cầu về “Doanh thu xây dựng hàng năm” theo quy định trong Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015, tại Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá HSDT-Mục 2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm- Điểm 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm-Trong bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm-3. Các yêu cầu về tài chính-3.2 Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng có ghi “Doanh thu xây dựng hàng năm được tính bằng tổng các khoản thanh toán cho các hợp đồng xây lắp mà nhà thầu nhận được trong năm đó”. Tuy nhiên, tại Chương IV. Biểu mẫu dự thầu-Biểu mẫu số 10 có ghi “Thông tin được cung cấp phải là doanh thu hàng năm từ hoạt động xây dựng của nhà thầu hoặc của từng thành viên liên danh về các khoản tiền theo hóa đơn xuất cho nhà thầu hoặc của từng thành viên liên danh trong từng năm đối với công việc đang thực hiện hoặc đã hoàn thành”. Từ những quy định nêu trên, ông Trà xin hỏi chuyên gia, trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu “Doanh thu xây dựng hàng năm” được tính bằng tổng các khoản thanh toán cho các hợp đồng xây lắp mà nhà thầu nhận được trong năm đó hay là bằng các khoản tiền theo hóa đơn xuất cho nhà thầu.  

Trong quá trình xét thầu, tổ chuyên gia đã phát hiện 03 nhà thầu có rất nhiều bằng chứng chứng mình 03 nhà thầu thông thầu với nhau. Ví dụ như: 03 bộ hồ sơ có format gần giống nhau, đặc biệt là 02 nhà phụ gần như là giống nhau, chỉ khác nhau về giá dự thầu. 02 cán bộ của 02 công ty (tạm thời xác định là phụ) không biết gì về công ty mà mình đang đi đấu thầu (trong hồ sơ yêu cầu có đề nghị đại diện hợp pháp của nhà thầu đến nộp hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp). Tổ chuyên gia có thực hiện gọi điện trực tiếp cho 01 giám đốc (bật loa ngoài) thì ông này nói có cử anh A đi tham gia, nhưng thực tế anh A lại đang đi đấu thầu cho công ty B. Vậy trường hợp này nên xử lý như thế nào? Ví dụ: có được phạt kinh phí bảo lãnh dự thầu mà 03 nhà thầu đã nộp không?

Gói thầu X, đấu thầu lần 1 được chủ đầu tư phê duyệt hủy thầu do các nhà thầu tham dự thầu không đáp ứng về năng lực và kinh nghiệm. Trong lần 1 này, có nhà thầu liên danh công ty A và công ty B tham dự.

Khi đấu thầu lần 2, công ty A tham dự thầu với tư cách là thành viên đứng đầu liên danh của liên danh nhà thầu 1 (thành viên liên danh không phải là công ty B nêu trên). Công ty B tham dự thầu với tư cách là thành viên đứng đầu liên danh của liên danh nhà thầu 2 (thành viên liên danh không phải là công ty A nêu trên).

Hồ sơ dự thầu của liên danh nhà thầu 1 và liên danh nhà thầu 2 có nội dung các phần tài liệu đề xuất kỹ thuật (như giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công, biện pháp bảo đảm chất lượng, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động) hoàn toàn giống nhau nhưng không hoàn toàn giống với nội dung hồ sơ dự thầu của nhà thầu liên danh công ty A và công ty B trong đấu thầu lần 1.

Căn cứ Điểm b, Khoản 3, Điều 89 của Luật Đấu thầu, tổ chuyên gia đánh giá liên danh nhà thầu 1 và liên danh nhà thầu 2 có hành vi “thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu”.

Ban QLDA Đầu tư xây dựng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh hỏi, tổ chuyên gia đánh giá liên danh nhà thầu 1 và liên danh nhà thầu 2 có hành vi “thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu” có đúng theo Điểm b, Khoản 3, Điều 89 của Luật Đấu thầu không?

Ông Trần Lịch (Bắc Kạn) đặt câu hỏi như sau: Trong quá trình đánh giá E-HSDT gói thầu thi công xây dựng công trình qua mạng đấu thầu quốc gia tôi có gặp vấn đề sau: Gói thầu có 4 nhà thầu tham dự (E-HSDT), phương pháp đánh giá E-HSDT là theo quy trình 2 (đánh giá đối với nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất). Trong đó, nhà thầu A có giá thấp nhất, nhà thầu B có giá thứ 2. Nhà thầu A được đánh giá là không đạt về mặt kỹ thuật (bị loại); nhà thầu B đáp ứng các tiêu chí đánh giá theo yêu cầu của E-HSMT. Tuy nhiên, nhà thầu B lại cho nhà thầu A thuê 1 thiết bị (máy xúc: Có đời máy, công suất, năm sản xuất, hãng sản xuất giống nhau) và thiết bị này cũng được nhà thầu B dùng làm năng lực để tham gia gói thầu nêu trên; nhân sự của nhà thầu A lại làm chỉ huy trưởng cho nhà thầu B (trên tài liệu xác nhận của BHXH mà nhà thầu B nộp cùng E-HSDT); thuyết minh biện pháp tổ chức thi công của 2 nhà thầu A và B giống hệt nhau (chỉ thay đổi tên công ty, câu từ và các đầu mục thuyết minh giống hệt nhau). Tôi muốn hỏi, với tình huống trên 2 nhà thầu (A và B) cùng tham dự 1 gói thầu như vậy có bảo đảm tính cạnh tranh theo quy định không? Nhà thầu A và nhà thầu B có bị coi là thông thầu không? Chủ đầu tư và bên mời thầu cần giải quyết tình huống trên như thế nào để bảo đảm quy định? Nhà thầu B có được xem xét trúng thầu không?.