Showing 321–340 of 451 results

Ông Trần Hoàng Nam ở Hòa Bình có câu hỏi như sau: Theo quy định tại điểm g Điều 12 Luật đấu thầu năm 2013 thì thời gian đánh giá HSDT tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình Chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp cần thiết có thể kéo dài thời gian đánh giá HSDT, HSĐX nhưng không quá 20 ngày và phải đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Hiện nay, công ty ông Nam đã đánh giá HSDT hơn 65 ngày so với quy định nói trên do phải nhiều lần yêu cầu nhà thầu làm rõ HSDT. Hỏi trong trường hợp nói trên thì có được gia hạn thời gian đánh giá HSDT hay phải hủy thầu?

Ông Trần Minh ở Gia Lai có câu hỏi như sau: Theo nội dung của HSYC quy định cho công trình A: Nhà thầu phải có 01 xe tải ≥ 1,5 tấn; 01 xe tải Ben ≥ 2,5 tấn. Thiết bị thi công xe tải phải thuộc sở hữu Nhà thầu hoặc có thể đi thuê. Trường hợp đị thuê phải có hợp đồng thuê thiết bị thuộc bên cho thuê để chứng minh năng lực. Hồ sơ đề xuất của Nhà thầu có kê khại thiết bị thi công gồm: 01 xe tải ≥ 1,5 tấn; 01 xe tải Ben ≥ 2,5 tấn và hai loại thiết bị này nhà thầu kê khai là đi thuê. Tài liệu nhà thầu đính kèm theo Hồ sơ đề xuất để chứng minh đáp ứng theo HSYC là 02 Hợp đồng thuê xe ô tô vận chuyển với 02 loại xe trên đến thời điểm dự thầu còn hiệu lực. Nhưng nội dung trong hợp đồng thuê xe công việc phục vụ thi công là công trinh B (không phải công trình A đang dự thầu) và cả 02 công trình cùng ở 01 huyện. Ông Minh muốn hỏi các thiết bị nói trên của Nhà thầu có được đánh giá đáp ứng yêu cầu?

Ông Nguyễn Đại (Hải Phòng) đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn trường hợp như sau: Công ty A và công ty B tham gia thỏa thuận liên danh đấu thầu cung cấp hàng hóa. Nội dung thỏa thuận quy định tỷ lệ % phần việc của từng đơn vị, công ty A phải nộp bảo lãnh dự thầu trước khi tham gia đấu thầu. Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, trong quá trình đàm phán, công ty B báo không đủ khả năng cung cấp hàng đúng tiến độ, dẫn tới không thể đạt được thỏa thuận hợp đồng (award contract) với chủ đầu tư. Quy trình đàm phán diễn ra đúng theo Luật Đấu thầu. Ông Đại hỏi chuyên gia, chủ đầu tư có được phép không hoàn trả bảo lãnh dự thầu hoặc áp dụng mức phạt (khấu trừ vào bảo lãnh) đối với liên danh nhà thầu hay không? Nếu có phát sinh chi phí trong mục 1 thì các thành viên liên danh phân chia chi phí, mức phí như thế nào? Điều luật nào quy định? Nếu không thể thương lượng được thì khỏi kiện ra cơ quan nào?

Công ty ông Trần Giang (Đồng Nai) đang thực hiện gói thầu trồng cây xanh dọc theo các tuyến đường đã thi công (đã có thiết kế chung với hệ thống đường giao thông đã thi công trước đây). Ông Giang hỏi, khi thực hiện gói thầu này ông áp dụng hình thức gói thầu xây lắp được không? Có được áp dụng chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu này không (nếu là gói thầu phi tư vấn, giá gói thầu trên 500 triệu đồng)?

Ông Lại Xuân Cộng (Quảng Bình) hỏi: Đơn vị tư vấn lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật trong đó có phần việc lập nhiệm vụ khảo sát thì có được thực hiện luôn công tác khảo sát xây dựng không, hay phải là hai đơn vị độc lập?

100,000.00

Ông Đỗ Viết Hùng (Quảng Bình) đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn xử lý tình huống điều chuyển khối lượng công việc giữa các nhà thầu liên danh và đề nghị thay đổi thành viên đứng đầu liên danh khi nhà thầu đang thực hiện hợp đồng. Liên danh nhà thầu công ty A và công ty B đã trúng thầu và thực hiện hợp đồng xây dựng công trình cầu với chủ đầu tư, giá trị hợp đồng 40 tỷ đồng. Thành viên đứng đầu liên danh là công ty A đảm nhận 54% giá trị hợp đồng; công ty B đảm nhận 46% giá trị hợp đồng. Quá trình thi công do mặt bằng mố cầu phía công ty A đảm nhận chưa giải phóng được nên công ty A không thể triển khai thi công. Để bảo đảm tiến độ chủ đầu tư đã điều chuyển một phần khối lượng từ công ty A sang cho công ty B (công ty B sử dụng mặt bằng của công ty B nên làm được). Sau khi điều chuyển, công ty A đảm nhận 49% giá trị hợp đồng; công ty B đảm nhận 51% giá trị hợp đồng. Để thuận lợi cho việc thi công liên danh nhà thầu công ty A và công ty B đề nghị chủ đầu tư cho phép thay đổi thành viên đứng đầu liên danh từ công ty A sang cho công ty B đảm nhận (công ty B đủ năng lực). Ông Hùng hỏi, việc thay đổi thành viên đứng đầu liên danh trong trường hợp như trên có đúng quy định của pháp luật không? Nếu đúng (hoặc không đúng) thì căn cứ vào các quy định nào? Hết thời hạn hợp đồng mà mặt bằng vẫn chưa giải phóng được thì công ty A có quyền chấm dứt hợp đồng với chủ đầu tư hay không? Nếu được thì chủ đầu tư xử lý như thế nào?

Ông Hoàng Minh ở Cần Thơ có câu hỏi như sau: Gói thầu xây dựng một trường tiểu học ở trên địa bàn trong đó HSMT có yêu cầu nhà thầu phải đệ trình Văn bản xác nhận của cơ quan thuế về xác nhận nghĩa vụ thuế. HSDT đã được mở thầu vào lúc 15 giờ ngày 30/6/2019 nhưng sau đó 02 ngày nhà thầu A đã đệ trình Văn bản xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của nhà thầu A. Qua kiểm tra văn bản thì nhận thấy việc nhà thầu đã hoàn thành nghĩa vụ thuế trước thời điểm đóng thầu. Hỏi trong trường hợp này có chấp nhận tài liệu của nhà thầu để xem xét tính hợp lệ của HSDT không?

Ông Trần Nam ở huyện Hướng Hóa có câu hỏi như sau: Trong quá trình đánh giá Hồ sơ đề xuất của gói thầu về chào hàng cạnh tranh mua sắm thiết bị, trong hồ sơ đề xuất nhà thầu đệ trình tài liệu của cơ quan thuế với thông tin sau: Số tiền thuế, tiền phạt còn phải nộp đến 31/3/2018: 538.019.585 đồng (Thuế GTGT: 532.240.145 đồng; Thuế TNDN: 5.779.440 đồng) và có ghi chú: số tiền thuế còn phải nộp: 538.019.585 đồng là số tiền thuế nợ không tính tiền nộp theo quy định khoản 10 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính. Theo quy định của HSYC tại mục 2.1-“Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm” yêu cầu nhà thầu phai hoàn thành nghĩa vụ thuế đến hết tháng 3/2018. Ông Nam muốn hỏi với thông tin như nhà thầu đệ trình thì nhà thầu có được đánh giá là đã hoàn thành nghĩa vụ thuế không?

Một cán bộ chấm thầu đã có câu hỏi gửi chuyên gia như sau: Trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính của một gói thầu, tổ chuyên gia đấu thầu gặp tình huống cụ thể như sau: Nhà thầu có giá trong đơn dự thầu đề xuất tài chính là: 1.452.137.000 đồng; (Bằng chữ: Một tỷ, bốn trăm năm mươi hai triệu, một trăm ba mươi bảy nghìn đồng); Trong thư giảm giá của nhà thầu đề nghị giảm giá: 552.137.000 đồng; (Bằng chữ: Năm trăm năm mươi hai triệu, một trăm ba mươi bảy nghìn đồng chẵn); Tổng giá trị đề xuất cuối cùng của nhà thầu sau giảm giá là: 900.000.000 đồng. Tuy nhiên phần bằng chữ lại viết thành: (Bằng chữ: Năm trăm năm mươi hai triệu, một trăm ba mươi bảy nghìn đồng chẵn); Trường hợp này thì giá trong thư giảm giá của nhà thầu có khác biệt giữa con số và chữ viết thì xử lý như thế nào cho phù hợp để đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Cơ quan bà Mai Thanh Thùy (Thái Nguyên) đang triển khai kế hoạch trồng mới, trồng thay thế chè, giá trị dưới 500 triệu đồng. Sau khi nghiên cứu Luật Đấu thầu và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP bà đã tham mưu cho lãnh đạo áp dụng mua sắm cây chè giống theo hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn. Như vậy có đúng quy định không?

Bà Vy hỏi chuyên gia, khi thu Quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh, Quỹ phòng, chống thiên tai có được sử dụng phiếu thu theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC để làm chứng từ thu tiền Quỹ phòng chống thiên tai không? Gói thầu "in Phiếu thu quỹ Phòng chống thiên tai" có được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo Khoản 7, Điều 3 Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 8/4/2019 không? Nếu được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt thì có phải đăng thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên mạng đấu thầu quốc gia không?

Thỏa thuận liên danh của thầu A (đứng đầu liên danh) và B không ghi rõ nội dung công việc mà các thành viên phải thực hiện, chỉ nêu chung là cung cấp vật tư và thi công công trình và đưa ra tỷ lệ phân chia là 60% và 40% giá dự thầu, không có trách nhiệm, nghĩa vụ chung của nhà thầu liên danh và riêng của từng thành viên. Tổ chuyên gia đấu thầu đánh giá như sau: - Trong Hồ sơ mời thầu quy định trong thỏa thuận liên danh phải ghi rõ nội dung công việc mà các thành viên phải thực hiện và ước tính giá trị mà từng thành viên phải thực hiện nhưng nhà thầu đã không ghi nội dung này. - Đồng thời, thỏa thuận liên danh lại không thuộc danh sách tài liệu mà nhà thầu được bổ sung sau khi mở thầu, trong quá trình đánh giá HSDT vì không thuộc nội dung về tư cách hợp lệ, về năng lực và về kinh nghiệm của nhà thầu. - Về cán bộ chủ chốt, hồ sơ yêu cầu nhà thầu bố trí 1 chỉ huy trưởng công trình, 1 cán bộ kỹ thuật, 1 trung cấp xây dựng và 20 công nhân thi công. Thành viên A bố trí đủ cán bộ chủ chốt và công nhân, nhưng thành viên B chỉ bố trí công nhân. - Về năng lực thiết bị xe máy, hồ sơ yêu cầu nhà thầu phải bố trí đầy đủ, có số lượng và chủng loại cụ thể. Thành viên A có bố trí đầy đủ còn thành viên B không bố trí thiết bị xe máy thi công. Tổ chuyên gia đã đánh giá HSDT của liên danh nêu trên không hợp lệ và bị loại, không được đánh giá tiếp. Hỏi: Tổ chuyên gia không chấp nhận HSDT của nhà thầu liên danh A và B trong trường hợp này có vi phạm Luật Đấu thầu không? Bên mời thầu có được phép cho nhà thầu làm rõ thỏa thuận liên danh hay không?

Công ty ông Hà Công (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Nhà nước đặt hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thông qua công tác xây dựng giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ông Công hỏi, khi thực hiện việc mua sắm vật tư, tài sản duy trì, phục vụ cho hoạt động công ích đó thì việc mua sắm trang thiết bị, vật tư, tài sản có phải theo quy định của Luật đấu thầu không? Các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty mẹ khi thực hiện mua sắm vật tư thường xuyên có cần phải được Công ty mẹ ủy quyền hay không?

Đơn vị ông Phan Chí Thiện (An Giang) đang thực hiện thẩm định gói thầu xây lắp quy mô nhỏ, hồ sơ mời thầu được lập theo Mẫu số 1 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT. Nhà thầu A nộp bảo đảm dự thầu bằng tiền mặt và bên mời thầu xuất phiếu thu tiền mặt bảo đảm dự thầu cho nhà thầu A với số tiền 100.000.000 đồng. Ông Thiện hỏi, trường hợp bên mời thầu xuất phiếu thu tiền mặt bảo đảm dự thầu cho nhà thầu A có đúng quy định không? Bảo đảm dự thầu này có hợp lệ không? Nếu đánh giá bảo đảm dự thầu này không hợp lệ thì dựa theo quy định nào?

Ông Nguyễn Xuân Sáng (Hà Nội): Xin hỏi chuyên gia, đối với gói thầu chào hàng cạnh tranh (xây lắp, hàng hóa) đã thành lập Ban quản lý dự án có năng lực đánh giá hồ sơ đề xuất thì có nhất thiết phải thành lập Tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ đề xuất không? Hiện, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất hình thức này áp dụng theo Mẫu số 1 Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT hay có văn bản nào khác không?

Ông Nguyễn Ngọc Minh (Phú Thọ) hỏi, khi công ty ông tham dự thầu thì có phải nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán không hay chỉ cần phải nộp báo cáo tài chính, kiểm tra quyết toán thuế và xác nhận không nợ thuế của cơ quan thuế? Hiện công ty của ông Minh là công ty cổ phần, chưa kiểm toán độc lập nên không có báo cáo tài chính đã được kiểm toán, nhưng có kiểm tra quyết toán thuế 3 năm 2012, 2013, 2014 và xác nhận của cơ quan thuế không nợ thuế.

Sở Y tế tỉnh X đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc dự án xây dựng một bệnh viện đa khoa huyện. Trong tiêu chí yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu, hồ sơ mời thầu (HSMT) có quy định nhà thầu phải chứng minh khả năng tài chính cho gói thầu với số tiền  5,5 tỷ đồng và một trong các cách chứng minh là nộp cam kết tín dụng của ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp pháp. Nhà thầu A tham dự thầu gói thầu nêu trên và chứng minh nguồn lực tài chính của mình bằng cam kết tín dụng từ ngân hàng và hạn mức tín dụng đúng bằng số tiền yêu cầu trong HSMT. Tuy nhiên, cam kết tín dụng có ghi nội dung sau: Ngân hàng cam kết cấp tín dụng nếu nhà thầu đáp ứng đầy đủ các điều kiện về cấp tín dụng theo quy định của pháp luật và quy định của ngân hàng. Hỏi: Trong trường hợp này, cam kết tín dụng mà nhà thầu đã nộp có được coi là hợp lệ hay không?

Ban Quản lý dự án tỉnh X mời thầu Gói thầu Xây lắp. Tại trang 33 của hồ sơ mời thầu (HSMT) gói thầu này, mục Chỉ dẫn nhà thầu 20.1 đưa ra quy định: “Số lượng bản chụp HSDT là 3 bản. Trường hợp sửa đổi, thay thế HSDT thì nhà thầu phải nộp các bản chụp hồ sơ sửa đổi, thay thế với số lượng bằng số lượng bản chụp HSDT”. Nhưng ở trang 36 của HSMT (mục điều kiện tiên quyết) thì yêu cầu nhà thầu phải nộp 4 bản chụp HSDT. 2 trong số 3 nhà thầu tham dự thầu đã nộp 4 bản chụp HSDT, nhà thầu còn lại chỉ nộp 3 bản chụp HSDT (nhà thầu A). Hỏi: Liệu nhà thầu A có bị loại vì chỉ nộp 3 bản chụp HSDT? Cách xử lý tình huống của bên mời thầu như thế nào để đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu?

Nhà thầu A ký hợp đồng với chủ đầu tư với trị giá 11 tỷ đồng, dạng hợp đồng trọn gói, Nhà thầu đã triển khai thực hiện theo HĐ, đã hoàn thành các công việc theo HĐ (theo thiết kế) và đã được các bên ký xác nhận, nghiệm thu. Hỏi: Giá trị thanh toán cho NT sẽ là bao nhiêu trong hai trường hợp sau đây: 1. Trường hợp giá trị các công việc mà NT A đã thực hiện theo thiết kế nhỏ hơn giá HĐ 500 triệu đồng thì NT vẫn được thanh toán là 11 tỷ đồng như giá HĐ đã ký hay giá trị thanh toán là 10,5 tỷ đồng? 2. Trường hợp giá trị các công việc mà NT A đã thực hiện theo thiết kế lớn hơn giá HĐ 700 triệu đồng thì NT vẫn được thanh toán là 11 tỷ đồng như giá HĐ đã ký hay giá trị thanh toán là 11,7 tỷ đồng?

Hồ sơ mời thầu (HSMT) Gói thầu Cung cấp và lắp đặt thang máy thuộc Dự án Cải tạo và mở rộng Bệnh viện Y yêu cầu: Thời gian thực hiện hợp đồng là 270 ngày (được hiểu là thời gian liên tục và phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt) mà không nêu rõ thời gian này là liên tục hay không bao gồm thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ, tết. Trong đơn dự thầu của nhà thầu X có thời gian thực hiện hợp đồng là 270 ngày kèm theo điều kiện không bao gồm thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ, tết. Do đó, nếu tính tổng thời gian thực hiện (từ khi bắt đầu đến khi kết thúc) sẽ là lớn hơn hoặc bằng 342 ngày. Hỏi: Trong trường hợp này, đơn dự thầu nộp kèm hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu X có được đánh giá là hợp lệ hay không? Nhà thầu có được phép bổ sung điều chỉnh đơn dự thầu và bảng tổng tiến độ cung cấp hàng hóa không?