Ông Minh ở Gia Lai có câu hỏi như sau: Trong đơn dự thầu của nhà thầu X có thời gian thực hiện hợp đồng là 270 ngày kèm theo điều kiện không bao gồm thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ, tết. Do đó, nếu tính tổng thời gian thực hiện (từ khi bắt đầu đến khi kết thúc) sẽ là lớn hơn hoặc bằng 342 ngày. Trong trường hợp này, đơn dự thầu nộp kèm hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu X có được đánh giá là hợp lệ hay không? Nhà thầu có được phép bổ sung điều chỉnh đơn dự thầu và bảng tổng tiến độ cung cấp hàng hóa không?
HSMT yêu cầu nhà thầu phải có kinh nghiệm thực hiện 01 hợp đồng tương tự bao gồm 2 hạng mục công việc chính là A và B. Một nhà thầu dự thầu với vai trò là nhà thầu độc lập và kê khai đã từng hoàn thành 01 hợp đồng có cả 2 hạng mục này. Tuy nhiên, hợp đồng này là hợp đồng liên danh và phần công việc mà nhà thầu này thực hiện chỉ là hạng mục A (hạng mục B do thành viên liên danh thứ 2 đảm nhận). Hỏi: Trong trường hợp này nhà thầu này có được xem là đủ kinh nghiệm thực hiện hợp đồng xây lắp tương tự theo yêu cầu của HSMT nêu trên không?
Một Ban quản lý dự án của một dự án được ADB tài trợ về ngành giáo dục có câu hỏi như sau: Căn cứ theo thiết kế Dự án, chúng tôi có các hoạt động tập huấn cho hiệu trưởng và giáo viên các trường THPT, thuộc nhóm hoạt động phi tư vấn. Kế hoạch hoạt động sẽ được phê duyệt hàng năm theo tiến độ thực hiện của dự án. Trong quá trình triển khai hoạt động, chúng tôi muốn hỏi, đối với các dịch vụ phi tư vấn đi kèm khóa tập huấn như: Dịch vụ khách sạn, dịch vụ thuê xe ô tô,... , khi xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chúng tôi có được áp dụng theo các quy định của Nghị định 63/2014/ND-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu để xác định hình thức thực hiện cho từng gói thầu không? Để hoạt động của Dự án được triển khai phù hợp với các quy định cúa Chính phủ, chúng tôi rất mong nhận được sự hướng dẫn của Quý Bộ để có căn cứ thực hiện.
HSMT xây lắp 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ có mẫu phân tích đơn giá chi tiết, tuy nhiên, HSDT nhà thầu chỉ cung cấp bảng giá tổng hợp, tổ chuyên gia yêu cầu nhà thầu làm rõ, cung cấp bảng phân tích đơn giá chi tiết, tuy nhiên nhà thầu trả lời nhà thầu không có và không cung cấp được bảng phân tích đơn giá chi tiết. Độc giả muốn hỏi trong trường hợp này đánh giá như thế nào tiếp theo, đây là hợp đồng trọn gói.
Bên mình tham gia đấu thầu gói thầu X, HSMT có tiêu chí đánh giá: Nhà thầu phải có kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực X, tuy nhiên, tổ chuyên gia đánh giá không đạt vì lý do trong danh mục ở giấy ĐKKD của chúng tôi không có nội dung kinh doanh cho lĩnh vực X nên không được phép tham dự và cung cấp hàng hóa cho gói thầu này.
Nhà thầu A trúng thầu gói thầu xây lắp với tư cách nhà thầu độc lập, trong quá trình thực hiện hợp đồng, A giao lại cho nhà thầu X thực hiện phần công việc phá dỡ lán trại (tổng giá trị phần công việc này là 12% giá trị gói thầu, trường hợp này A có được hiểu là chuyển nhượng thầu không? (HSMT cho phép tỷ lệ phần công việc cho thầu phụ tối đa là 15%).
Một doanh nghiệp X đã mua HSMT cho gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng do Chủ đầu tư A tổ chức. Theo quy định Khoản 3 Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, gói thầu xây lắp dưới 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ tham gia đấu thầu. Tuy nhiên trong HSMT do Chủ đầu tư phát hành, không có bất kỳ nội dung nào quy định chỉ cho phép nhà thầu cấp nhỏ và siêu nhỏ tham gia. Doanh nghiệp X muốn hỏi, trong trường hợp này DN không phải là nhỏ và siêu nhỏ có được tham dự thầu không?
Một chủ đầu tư X đang quản lý gói thầu xây lắp có tình huống như sau: Liên danh A+B tham gia đấu thầu (A thực hiện 70% công việc, B thực hiện 30% theo thỏa thuận liên danh) và trúng thầu, trong quá trình thực hiện hợp đồng, A đã hoàn thành đúng phần công việc của mình, tuy nhiên B từ chối thực hiện hợp đồng. Chủ đầu tư X muốn hỏi cách thức xử lý chấm dứt hợp đồng, xử lý trách nhiệm của nhà thầu và xử lý đối với phần công việc nhà thầu B chưa thực hiện như thế nào cho đúng quy định.
Ông Phạm Thanh Dương phản ánh, Ban quản lý dự án khắc phục thiên tai được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng giao quản lý một số dự án, trong quá trình thực hiện đơn vị ông có một số vướng mắc như sau: Theo Điều 74 và Điều 75 Luật đấu thầu quy định trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu là bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động đấu thầu. Như vậy, theo quan điểm của ông hồ sơ dự thầu của nhà thầu là tài liệu bảo mật và chỉ cung cấp cho người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 25 Luật Báo chí 2016, nhà báo có quyền được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật. Do đó, sau khi có quyết định lựa chọn nhà thầu đăng tải trên Hệ thống đấu thầu quốc gia, có đơn vị báo chí yêu cầu cung cấp hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham dự với lý do cần làm rõ một số nghi ngờ về quá trình lựa chọn nhà thầu của đơn vị ông. Ông Dương hỏi, việc yêu cầu cung cấp hồ sơ dự thầu của cơ quan báo chí như vậy có phù hợp với các quy định hiện hành không?
Công ty X là đơn vị tư vấn đấu thầu đang đánh giá HSDT cho một gói thầu thi công lắp đặt công trình. Sau bước đánh giá kỹ thuật chỉ có 01 nhà thầu vượt qua bước đánh giá kỹ thuật để chuyển sang bước đánh giá tài chính. Trong bước đánh giá về mặt tài chính, theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu tại bảng chi tiết giá dự thầu - Phần xây lắp, yêu cầu “Nhà thầu ghi đơn giá dự thầu, thành tiền cho từng công việc tương ứng trong cột - Mô tả công việc mời thầu. Nhà thầu phải ghi giá trọn gói (thành tiền) cho từng công việc cụ thể. Tổng giá của tất cả các công việc thuộc hạng mục sẽ là giá dự thầu cho hạng mục đó”. Tuy nhiên nhà thầu chào giá cho Phần xây lắp là A đồng, không nêu giá trị chào thầu này đã bao gồm thuế, phí, lệ phí; Trong bảng tổng hợp giá dự thầu, nhà thầu kết chuyển A đồng vào cột thành tiền trước thuế, tính thuế giá trị gia tăng VAT là 10% và giá trị chào thầu sau thuế là A+10%A. Công ty X muốn hỏi phương án chào thầu của nhà thầu có phù hợp với hồ sơ mời thầu và các quy định của nhà nước về đấu thầu.
Ban Quản lý dự án A đang lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm hàng hóa có tình huống như sau: Trong Webform chúng tôi mô tả hàng hóa đối với mặt hàng Bơm nước như sau: Năng suất bơm: 105 m3/giờ; Công suất động cơ: 55kW Trong phần yêu cầu kỹ thuật tại Chương V của E-HSMT đính kèm lên hệ thống thì thông số kỹ thuật của mặt hàng Bơm nước trên lại nêu: Năng suất bơm: 103 m3/giờ; Công suất động cơ: 58kW Khi nhà thầu lập E-HSDT phần chào thông số kỹ thuật cho mặt hàng Bơm nước trên là Năng suất bơm: 103 m3/giờ; Công suất động cơ: 58kW (đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tại Chương V của E-HSMT đính kèm lên hệ thống). Tổ Chuyên gia đấu thầu đã căn cứ theo nội dung tại Chương V và đánh giá nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật đối với mặt hàng Bơm nước trên. Tuy nhiên khi trình thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu Tổ thẩm định kết luận là nhà thầu A không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đối với mặt hàng Bơm nước, lý do được tổ thẩm định đưa ra là: Khi có sự khác biệt giữa thông tin trong file đính kèm E-HSMT do bên mời thầu phát hành trên Hệ thống và các thông tin trong webform thì thông tin trong webform là cơ sở để lập, đánh giá E-HSDT. Trong trường hợp này thông tin trên Webform đã yêu cầu mặt hàng Bơm nước: Năng suất bơm: 105 m3/giờ; Công suất động cơ: 55kW mà nhà thầu chào loại Bơm có Năng suất bơm: 103 m3/giờ (thấp hơn năng suất mô tả trong Webform); Công suất động cơ: 58kW (cao hơn công suất mô tả trong Webform) là không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa đã được nêu trong E-HSMT. Ban Quản lý dự án A mong nhận được sự hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với đánh giá của tổ chuyên gia và của tổ thẩm định trong tình huống này thì đánh giá nào là phù hợp.
Công ty X trong quá trình tham gia đấu thầu qua mạng gặp tình huống như sau: Trong E-HSMT của chủ đầu tư yêu cầu tại mục máy móc thiết bị thi công chủ yếu, Chủ đầu tư yêu cầu dụng cụ thi công chủ yếu cho danh mục Kìm ép đầu cốt số lượng là 01 bộ. Nhà thầu chúng tôi dự thầu trong E-HSDT danh mục “Kìm ép cốt” là thuộc sở hữu nhà thầu, có scan hóa đơn photo về việc mua kìm éo cốt vào năm 2013 đế chứng minh số lượng đáp ứng là 05 bộ, đơn giá là 900.000 đồng/bộ. Tuy nhiên, khi rà sát lại Hồ sơ gốc, phát hiện hóa đơn gốc về việc mua kìm ép cốt trên lại vào năm 2015, số lượng thể hiện là 03 bộ, đơn giá là 1.500.000 đồng/ bộ, nguyên nhân sai sót là do khi photo hóa đơn để scan lên hệ thống, hóa đơn bị mờ, nhân viên tự sửa lại nội dung mà không đối chiếu bản gốc. Công ty X xin hỏi đối với tình huống này nhà thầu có thể bị coi là hành vi gian lận trong đấu thầu không?
Ông Nguyễn Văn Hoàng ở Gia Lai có câu hỏi như sau: Hiện nay, đơn vị tôi được chủ đầu tư chỉ định thầu thực hiện tư vấn lựa chọn nhà thầu gói thầu: Xây dựng đường giao thông nông thôn với hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi. Chúng tôi đã lựa chọn các nhân sự để thành lập tổ chuyên gia là các kỹ sư tốt nghiệp ngành dân dụng và công nghiệp. Các nhân sự đều đã tốt nghiệp trên 15 năm hoạt động trong ngành xây dựng. Có năng lực kinh nghiệm các chuyên gia đã từng thực hiện tư vấn đấu thầu các gói thầu: xây dựng (công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình giao thông), mua sắm hàng hóa, tư vấn, phi tư vấn. Các nhân sự này đều đã được cấp chứng chỉ hành nghề về đấu thầu. Khi chúng tôi đang chuẩn bị đánh giá HSDT cho gói thầu về thi công đường giao thông với giá trị gói thầu 30 tỷ đồng và công trình cấp III, phía Chủ đầu tư yêu cầu chuyên gia tư vấn đấu thầu tham gia gói thầu trên phài có bằng tốt nghiệp đại học ngành giao thông và ngành điện. Xin hỏi chuyên gia, yêu cầu như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không?
Công ty chúng tôi là đơn vị tư vấn giám sát dự án. Qua công tác thi công tại hiện trường, Công ty nhận thấy theo thiết kế chiều dày lớp đất bề mặt cần bóc bỏ trung bình 0,3m nhưng thực tế thi công, do lớp đất bề mặt yếu, không bảo đảm khả năng chịu lực, hệ số đầm chặt không đạt k90 nên Công ty đề nghị bóc bỏ toàn bộ lớp đất yếu nêu trên dẫn tới chiều dày tăng lên khoảng 1,2m (chiều sâu lớp đất yếu bóc bỏ thực tế phù hợp với số liệu khảo sát địa chất). Theo thiết kế, chiều dài cọc tre gia cố nền đất là 3m, tuy nhiên thực tế khi đóng cọc tre chỉ xuống được độ sâu khoảng 1,5m đến 2m là đạt độ chối. Hình thức hợp đồng xây lắp ký giữa nhà thầu và chủ đầu tư là hợp đồng trọn gói. Hồ sơ thiết kế có khảo sát địa chất. Đại diện Công ty hỏi, khi lập hồ sơ thanh toán đơn vị tư vấn giám sát đề nghị lập bảng khối lượng chi tiết thực tế để cắt đi những khối lượng thừa (cọc tre) và bổ sung khối lượng đất bóc thiếu xác nhận phát sinh có đúng quy định không? Trách nhiệm của các bên liên quan (chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, tư vấn giám sát, nhà thầu) đối với trường hợp hợp đồng trọn gói đến đâu?
Tình huống: Độc giả Lê Minh Tuấn - TP. Đà Nẵng đặt câu hỏi như sau: Khi tổ chức đấu thầu cho dự án trong cơ quan tôi gặp phải tình huống như sau: Hồ sơ dự thầu của Công ty D có kê khai 1 loại thiết bị và có giấy kiểm định nhưng giấy kiểm định này đã hết hạn trước thời điểm đóng thầu. Do đó, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung giấy kiểm định còn hiệu lực cho thiết bị trên. Nhà thầu đã gửi giấy kiểm định cho thiết bị trên nhưng giấy kiểm định ghi ngày sau thời điểm đóng thầu. Đơn vị tư vấn cho rằng giấy kiểm định của nhà thầu (sau khi làm rõ) ghi ngày sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ và loại bỏ nhà thầu trên. Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu theo mẫu Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tôi cho rằng những lỗi sai sót nêu trên là sai sót không nghiêm trọng và hồ sơ dự thầu của nhà thầu cơ bản đáp ứng hồ sơ mời thầu (Điều 29, Điều 30 - Chương I của hồ sơ mời thầu theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT); đồng thời nhà thầu bị loại có giá thấp nhất. Hỏi: Tôi muốn hỏi, đánh giá của đơn vị tư vấn như trên là có phù hợp?
Công ty tôi có 3 gói thầu có nội dung tương tự, thực hiện vào các thời điểm khác nhau. Công ty đã lựa chọn nhà thầu gói thầu thứ nhất theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp cho gói thầu thứ hai. Hỏi: Hiện nay Công ty muốn tiếp tục áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp đối với gói thầu thứ ba có được không? Với gói thầu thứ nhất thì Công ty có thể thực hiện được bao nhiêu gói thầu tương tự khác thông qua hình thức mua sắm trực tiếp?
Đơn vị tôi đang trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu thì phát hiện ra hồ sơ hợp đồng tương tự của nhà thầu A đạt yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nhưng có dấu hiệu cắt dán, gian lận, mặc dù đã có công chứng. Đơn vị đã làm văn bản để yêu cầu nhà thầu bổ sung, làm rõ và mang hợp đồng, biên bản nghiệm thu gốc để đối chiếu nhưng nhà thầu trả lời đang chuyển văn phòng nên không thể cung cấp được hồ sơ và yêu cầu bên mời thầu tiếp tục đánh giá theo hồ sơ nhà thầu đã nộp. Hỏi: Xin hỏi, đơn vị tôi tiếp tục đánh giá hồ sơ của nhà thầu hay có thể loại nhà thầu từ bước này?
Ông Lê Đàm Huy Vũ (Phú Yên) đang thực hiện dự án xây dựng bảng giá đất 5 năm (2020-2024) và công tác định giá đất cụ thể hàng năm do cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh thực hiện. Ông đối chiếu với quy định tại Khoản 8, Khoản 9, Điều 4 Luật đấu thầu nhưng không thấy nêu rõ gói thầu dự án xây dựng bảng giá đất 5 năm (2020-2024) và công tác định giá đất cụ thể hàng năm thuộc loại hình dịch vụ tư vấn hay phi tư vấn. Tuy nhiên tại Điểm h, Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định dịch vụ thẩm định giá thuộc loại hình dịch vụ phi tư vấn. Ông Vũ hỏi, gói thầu dự án xây dựng bảng giá đất 5 năm (2020-2024) và công tác định giá đất cụ thể hàng năm do cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh thực hiện thuộc gói thầu dịch vụ tư vấn hay dịch vụ phi tư vấn?
Công ty tư vấn đấu thầu A trong quá trình đánh giá E-HSDT có tình huống như sau: Theo E-HSDT của một nhà thầu đính kèm đơn chào hàng trên mạng với giá chào hàng là 2.694.989.000 đồng. Tuy nhiên, do nhà thầu nhập sai thông tin về giá dự thầu trong webform nên giá chào hàng của nhà thầu trong Biên bản mở thầu điện tử là 2.664.989.000 đồng (nhập sai so với đơn chào hàng là giảm 30 triệu đồng). Giá chào hàng của nhà thầu trong bảng tống hợp giá sau khi hiệu chỉnh sai số do lỗi số học là: 2.789.313.000 đồng (Sai số do do lõi sổ học là: 94.324.000 đồng). Trong hồ sơ yêu cầu do Chủ đầu tư phát hành có ghi “Mục 17: Điều kiện xét duyệt trúng thầu: Có sai lệch thiếu không quá 10% giá chào”. Xin hỏi chuyên gia đối với trường hợp này giá chào hàng nào của nhà thầu được coi là hợp lệ?
Công ty A là đơn vị tư vấn đấu thầu, đang tiến hành đánh giá E-HSDT cho gói thầu mua sắm hàng hóa đấu thầu qua mạng, có hỏi tình huống như sau: Sau khi xếp hạng nhà thầu, để tránh mất thời gian làm rõ nhiều lần, tư vấn làm rõ E-HSDT của 05 nhà thầu xếp hạng đầu theo giá dự thầu thấp nhất cùng 1 lúc, căn cứ theo nội dung kê khai và file tài liệu chứng minh mà nhà thầu đã đính kèm trên mạng. Tư vấn lần lượt đánh giá tính hợp lệ E-HSDT, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, đánh giá về kỹ thuật của nhà thầu xếp hạng thứ nhất. Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ nhất không đáp ứng thì thực hiện các bước đánh giá nêu trên đối với nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Do đã làm rõ E-HSDT trước, nên tư vấn đánh giá năng lực kinh nghiệm của nhà thầu xếp hạng 1 không đạt, và tiếp tục đánh giá nhà thầu xếp hạng tiếp theo Căn cứ theo khoản 5, điều 15 của Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đối với các nội dung về năng lực và kinh nghiệm, việc đánh giá E-HSDT được thực hiện trên cơ sở các thông tin nhà thầu kê khai trong E- HSDT mà không yêu cầu nhà thầu phải đính kèm file tài liệu chứng minh....Nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng phải nộp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật cho bên mời thầu để đối chiếu với thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT. Như vậy, tư vấn yêu cầu làm rõ E-HSDT trong quá trình đánh giá, thay vì thương thảo hợp đồng mới yêu cầu nộp tài liệu làm rõ. Điều này có sai quy trình đánh giá theo Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT không?