Căn cứ thông từ 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về ban hành mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp, Công ty A hỏi: Tại Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu; Mục 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm, phần Lịch sử không hoàn thành hợp đồng và phần Báo cáo tài chính có chỉ dẫn số năm lịch sử không hoàn thành và số năm nộp báo cáo tài chính thông thường là từ 3 đến 5 năm. Như vậy hồ sơ mời thầu có được phép quy định cho các nhà thầu có số thời gian thành lập và hoạt động nhỏ hon 3 năm nhưng có các tiêu chí đáp ứng các tiêụ chí của hồ sơ mời thầu, vẫn được xét và lựa chọn trúng thầu có được không?
Công ty Hà Thành ở Cà Mau gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện như sau: Theo điểm đ Khoản 6 Điều 89 của Luật Đấu thầu quy định hành vi bị cấm trong đấu thầu như sau: “Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó ” và theo điểm b Khoản 2 Điều 6 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu quy định: “Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý, độc lập về tài chính với các nhà thầu lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó". Hỏi: Như vậy, Nhà thầu đã thực hiện công tác tư vấn lập dự án có được tiếp tục tham gia đấu thầu gói thầu xây lắp trong dự án đó hay không? Do điểm b Khoản 2 Điều 6 không quy định nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý, độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập dự án.
Công ty A lập báo cáo tài chính để quyết toán thuế hàng năm và nộp hồ sơ điện tử lên Cục Thuế (có xác nhận của Cục thuế tỉnh).
Hỏi: Khi công ty download hồ sơ báo cáo tài chính (có thể hiện đã được ký điện tử) để nộp cùng với hồ sơ dự thầu tham dự đấu thầu thì hồ sơ dự thầu này có được xem là hợp lệ hay không hay phải ký và đóng dấu vào bản báo cáo tài chính này thì mới được xem là hồ sơ dự thầu hợp lệ?
Một doanh nghiệp nhà nước X có câu hỏi cho chuyên gia về thực hiện hình thức tự thực hiện trong đấu thầu như sau: Một trong các điều kiện để áp dụng hình thức tự thực hiện theo quy định tại Điều 61 Nghị định 63/2014/NĐ-CP là “...Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng sổ tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng” (Khoản 3). Như vậy, trường hợp Đơn vị được giao tự thực hiện (đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 61 Nghị định 63/2014/NĐ-CP) sử dụng chi phí của gói thầu để mua nguyên, nhiên vật liệu (như xi măng, cát, đá, sắt, thép,...) xây dựng công trình với giá trị mua các nguyên, nhiên vật liệu này chiếm tỷ lệ từ 10% giá gói thầu trở lên thì có vi phạm quy định nêu trên hay không?
Trong phần đánh giá Năng lực nhân sự nhà thầu - Tiêu chuẩn đánh giá về nhân sự chủ chốt, HSMT có nêu:Tối thiểu có 10 Cán bộ thi công lắp đặt thiết bị của gói thầu, trong đó yêu cầu về các chứng chỉ như sau: - Tối thiểu 01 cán bộ có chứng chỉ về hệ thống MCSE hoặc tương đương; Trong HSDT của nhà thầu A có cung cấp Danh sách nhân sự chủ chốt nhưng không có: Tối thiểu 01 cán bộ có chứng chỉ về hệ thống MCSE hoặc tương đương mà chỉ cung cấp chứng chỉ MCTS. Đơn vị tư vấn có văn bản gửi Bên mời thầu đề nghị yêu cầu bổ sung làm rõ HSDT. Nhà thầu có văn bản bổ sung làm rõ HSDT, trong đó có nêu chứng chỉ MCTS là chứng chỉ cao hơn chứng chỉ MCSE nhưng đơn vị tư vấn không chấp nhận mà tiếp tục đề nghị lâm rõ. Sau đó nhà thầu có văn bản bổ sung làm rõ HSDT bằng cách đề xuất bổ sung nhân sự chủ chốt (nhân sự này nằm trong danh sách đóng BHXH của công ty, không nằm trong Danh sách nhân sự chủ chốt trong HSDT) có chứng chỉ MCSE. Độc giả hỏi: Nhà thầu bổ sung danh sách nhân sự chủ chốt tham gia triển khai gói thầu như trên có chấp nhận được không theo quy định tại khoản 1 điều 16, Nghị định 63/2014/NĐ-CP?
Hồ sơ mời thầu quy định: Bảo đảm dự thầu bằng thư bảo lãnh của ngân hàng/ tổ chức tài chính được coi là hợp lệ khi có chữ ký của Giám đốc/Tổng Giám đốc (trường hợp ủy quyền phải có giấy ủy quyền hợp lệ, tuy nhiên, phần đề xuất kỹ thuật trong Hồ sơ dự thầu của một số nhà thầu có bảo đảm dự thầu là thư bảo lãnh ngân hàng nhưng do Phó Tổng giám đốc ngân hàng/Phó Giám đốc chi nhánh ngân hàng/Trưởng phòng giao dịch ký nhưng không kèm theo giấy ủy quyền. Như vậy: Bên mời thầu có được thông báo cho các nhà thầu bổ sung, làm rõ không?
Bên mời thầu đã tổ chức đấu thầu rộng rãi gói thầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Quá trình đánh giá HSDT của các nhà thầu, Bên mời thầu phát hiện tình huống như sau: a) Trong số các HSDT của nhà thầu tham gia dự thầu, HSDT của Nhà thầu A và B có hàng trăm trang giống hệt nhau kể cả hình thức trình bày (cách dòng, phân trang, đoạn, chấm câu) và nội dung. b) Tên của Nhà thầu A xuất hiện nhiều lần trong HSDT của Nhà thầu B. theo đó, Nhà thầu B phải thực hiện công việc theo quy định của Nhà thầu A hoặc phải báo cáo công việc cho Nhà thầu A. Để đảm bảo công bằng, minh bạch, cạnh tranh, công khai, Bên mời thầu đã mời hai Nhà thầu A và B đến giải thích và làm rõ các nội dung nêu trên, dưới đây là giải thích của các Nhà thầu: (1) Nhà thầu A giải thích: - Chỉ có HSDT của Nhà thầu B giống HSDT của Nhà thầu A và không có chuyện ngược lại; - Sự giống nhau có thể là do trùng hợp ngẫu nhiên, hoặc do Nhà thầu B đã chép của Nhà thầu A qua 1 bên thứ ba nào đó. (2) Nhà thầu B giải thích: - Nhà thầu B đã mua quy trình nghiệp vụ của Nhà thầu C và thuê Nhà thầu C tư vấn lập HSDT. Luật pháp không cấm điều này; Trên cơ sở tìm hiểu đăng ký kinh doanh của Nhà thầu A và C, xem xét kỹ hợp đồng thuê lập HSDT và chuyển giao bản quyền quy trình nghiệp vụ giữa B và C, Bên mời thầu đã yêu cầu Nhà thầu B giải thích nội dung sau đây:
- Nhà thầu C là nhà thầu có 100% vốn góp từ Nhà thầu A và các cổ đông sáng lập của Nhà thầu A, tại sao B lại ký hợp đồng lập HSDT với C, một đơn vị quan hệ mật thiết với A và là đối thủ trực tiếp của B trong cuộc thầu này?
- Pháp luật đấu thầu không cấm việc mua quy trình nghiệp vụ mẫu nhưng HSMT yêu cầu thực hiện công việc theo yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư, áp dụng cho một công trình cụ thể, phù hợp năng lực sản xuất riêng của nhà thầu thì tại sao phần trình bày nghiệp vụ này lại giống hệt nhau?
- Tại sao trong quá trình tác nghiệp khi trúng thầu được giao hợp đồng, Nhà thầu B lại phải thực hiện theo quy định của Nhà thầu A và phải trao đổi thông tin với Nhà thầu A để thực hiện công việc?
- Tại sao có những nội dung của HSDT không nằm trong thỏa thuận mua bán quy trình nghiệp vụ mẫu lại cũng giống nhau?
Một chủ đầu tư X đang tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu hỗn hợp về thiết kế bản vẽ thi công, cung cấp vật tư thiết bị và lắp đặt, có tình huống như sau: Công ty A tham dự gói thầu nói trên và đã đề xuất trong HSDT thầu phụ là Công ty để thực hiện hạng mục thiết kế bản vẽ thi công. Tuy nhiên, Công ty B là đơn vị đã thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi và lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Chủ đầu tư X muốn hỏi trong trường hợp này Công ty B không tham dự thầu gói thầu trong vai trò thầu chính mà chỉ tham gia trong vai trò thầu phụ thì có đảm bảo cạnh tranh theo quy định của pháp luật về đấu thầu không?
Trong quá trình thực hiện hợp đồng theo hình thức hợp đồng trọn gói, đơn vị sử dụng và Chủ đầu tư yêu cầu bổ sung thêm khối lượng ngoài khối lượng theo hợp đồng. Như vậy trong trường hợp này Nhà thầu có được tính phát sinh thêm khối lượng ngoài hợp đồng không?
Trung tâm X thuộc Sở Y của tỉnh A có câu hỏi như sau: Trung tâm X là đợn vị trực thuộc Sở Y, có con dấu, tài khoản riêng và hạch toán độc lập. Trung tâm X có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ để thực hiện các dịch vụ tư vấn (Tư vấn gịiám sát, tư vấn thiết kế, thí nghiệm kiểm định chất lượng công trình xây dựng ...). Sở Y đang là Chủ đầu tư của một công trình xây dựng mà Trung tâm X có đủ năng lực thể thực hiện các dịch vụ tư vấn. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 62 Nghị định số 63/2014/ NĐ- CP quy định: Trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu không có đơn vị hạch toán phụ thuộc thì trong phương án thực hiện phải bao gồm dự thảo về thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc mình thực hiện. Trung tâm X muốn hỏi Sở Y có thể giao nhiệm vụ cho Trung tâm X thực hiện các gói thầu tư vấn của công trình do Sở Y làm chủ đầu tư (đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá trị trên 500 triệu đồng) theo hình thức tự thực hiện với phương án thỏa thuận giao việc không?
Sở X thuộc tỉnh A có câu hỏi về áp dụng hình thức tự thực hiện như sau: Để thực hiện chính sách “Hỗ trợ 70% chi phí mua giống lúa chất lượng cho các Người sản xuất, mức hỗ trợ không quá 1,05 triệu đồng/ha”, Sở A được UBND tỉnh A giao chỉ đạo Trung tâm Giống cây trồng Y thuộc Sở A thực hiện nội dung hỗ trợ giống lúa Hương thơm số 1 (HT1), là giống lúa chất lượng (đã được xã hội hóa, không phải giống lúa độc quyền) cho nông dân trong tỉnh. Trung tâm Giống cây trồng Y là đơn vị sự nghiệp khoa học và sản xuất kinh doanh thuộc Sở X, thực hiện chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu; có chức năng nghiên cúu, khảo nghiệm, chọn tạo, sản xuất và cung ứng các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh. Tại Điều 25 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định “Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu". Sở X muốn hỏi nếu giao Trung tâm Y tự thực hiện gói thầu cung cấp giống lúa chất lượng hỗ trợ cho nông dân trong tỉnh theo Điều 25 Luật Đấu thầu thì có đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Ông Trần Xuân Dương ở Bình Thuận có câu hỏi như sau: Hiện nay chúng tôi thực hiện xét thầu một gói thầu đấu thầu rộng rãi mua sắm hàng hóa. Hồ sơ mời thầu (HSMT) quy định yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu là "Nhà thầu phải nộp bản cam kết tín dụng của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, trong đó cam kết sẽ cung cấp tín dụng cho nhà thầu để thực hiện gói thầu đang xét với giả trị là 2,5 tỷ đồng”. Tuy nhiên, Hồ sơ dự thầu của một nhà thầu nộp Bảng kê Nguồn lực tài chính dự kiến huy động cho gói thầu trong đó kèm theo Hợp đồng tín dụng của Ngân hàng với hạn mức cho vay 10 tỷ đồng, Bảng kê nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện là 888 triệu đồng. Do đó, sau khi trừ đi nguồn tài chính cho các hợp đồng đang thực hiện, nguồn lực tài chính của Nhà thầu đáp ứng yêu cầu của HSMT. Tuy nhiên, có một số ý kiến trong công ty chúng tôi cho rằng, HSMT yêu cầu nhà thầu phải nộp Bản cam kết tín dụng để chứng minh nguồn lực tài chính, trong khi nhà thầu lại đệ trình Hợp đồng vay tín dụng là không phù hợp với yêu cầu của HSMT. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này, nhà thầu có được đánh giá đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính.
Công ty tư vấn đấu thầu đang đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật gói thầu mua sắm hàng hóa, mua sắm tập trung thực hiện theo phương thức 01 giai đoạn 02 túi hồ sơ. Trong quá trình đánh giá phát sinh tình huống như sau: Hồ sơ mời thầu (HSMT) yêu cầu phạm vi cung cấp hàng hóa X với số lượng 03 cái, trong đó 01 cái cho đơn vị A, 01 cái cho đơn vị B, 01 cái cho đơn vị C. Liên danh nhà thầu giữa Công ty Y và Công ty Z tham dự gói thầu nêu trên. Theo thỏa thuận liên danh, Công ty Y cung cấp hàng hóa X cho đơn vị A, Công ty Z cung cấp hàng hóa X cho đơn vị B, C. Các thành viên liên danh Công ty Y và Công ty Z cùng cung cấp chủng loại hàng hóa X đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật theo HSMT nhưng model, hãng sản xuất, xuất xứ và đơn giá của hàng hóa này khác nhau. Đơn vị tư vấn đấu thầu muốn hỏi chuyên gia: nhà thầu Liên danh đề xuất như trên có đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan không?
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã ký ban hành Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019 về việc quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả.
Công ty A tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước cho gói thầu mua sắm hàng hóa X. Thời điểm đóng thầu là 14h00 ngày 17/9/2015, thời điểm mở thầu là 14h30 ngày 17/9/2015. Hồ sơ mời thầu (HSMT) yêu cầu thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu (HSDT) tối thiểu là 90 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu; nhà thầu tham dự thầu phải nộp kèm theo bảo lãnh dự thầu (BLDT) có hiệu lực tối thiểu là 120 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu Có 5 nhà thầu tham dự thầu; nội dung về thời gian có hiệu lực của BLDT lần lượt như sau:
- Nhà thầu thư nhất: BLDT có hiệu lực kể từ 14h00 ngày 17/9/2015 đến hết 24h00 ngày 14/01/2016;
- Nhà thầu thứ hai: BLDT có hiệu lực kể từ 14h00 ngày 17/9/2015 đến hết giờ làm việc ngày 14/01/2016;
- Nhà thầu thứ ba: BLDT có hiệu lực kể từ 8h00 ngày 17/9/2015 đến 14h00 ngày 14/01/2016;
- Nhà thầu thứ tư: BLDT có hiệu lực trong vòng 120 ngày, kể từ ngày 17/9/2015;
- Nhà thầu thứ năm: BLDT có hiệu lực kể từ ngày 17/9/2015 đến ngày 14/01/2016.
Đơn vị của tôi là đơn vị sự nghiệp có thu thành lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, đơn vị có nhiệm vụ xây dựng trang thông tin cho các cơ quan Sở ban ngành. Hàng năm, đơn vị tôi được các Sở ngành chỉ định thực hiện việc xây dựng trang thông tin, nâng cấp trang thông tin cho các đơn vị. Nhân sự đơn vị có 6 người, trong đó chỉ có 1 lập trình web, vì thế không thể thực hiện hết nội dung công việc xây dựng web cho các cơ quan đơn vị. Do đó, đơn vị tiến hành hợp đồng với các công ty ngoài thực hiện 1 phần công việc trong việc xây dựng web (chiếm 60-80% giá trị hợp đồng, cũng là giá trị công việc), 1 phần việc còn lại tự thực hiện. Giá trị 1 hợp đồng của các đơn vị ký kết từ 20 – 30 triệu đồng. Đơn vị tôi vẫn là đơn vị chịu trách nhiệm hoàn toàn với chủ đầu tư. Cho tôi hỏi, với cách làm như thế đơn vị tôi có bị coi là chuyển nhượng thầu hay không? Nếu không được thực hiện cách như thế thì có hướng khắc phục nào không?.
Trong quá trình đánh giá E-HSDT gói thầu thi công xây dựng công trình qua mạng đấu thầu quốc gia tôi có gặp vấn đề sau: Gói thầu có 4 nhà thầu tham dự (E-HSDT), phương pháp đánh giá E-HSDT là theo quy trình 2 (đánh giá đối với nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất). Trong đó, nhà thầu A có giá thấp nhất, nhà thầu B có giá thứ 2. Nhà thầu A được đánh giá là không đạt về mặt kỹ thuật (bị loại); nhà thầu B đáp ứng các tiêu chí đánh giá theo yêu cầu của E-HSMT. Tuy nhiên, nhà thầu B lại cho nhà thầu A thuê 1 thiết bị (máy xúc: Có đời máy, công suất, năm sản xuất, hãng sản xuất giống nhau) và thiết bị này cũng được nhà thầu B dùng làm năng lực để tham gia gói thầu nêu trên; nhân sự của nhà thầu A lại làm chỉ huy trưởng cho nhà thầu B (trên tài liệu xác nhận của BHXH mà nhà thầu B nộp cùng E-HSDT); thuyết minh biện pháp tổ chức thi công của 2 nhà thầu A và B giống hệt nhau (chỉ thay đổi tên công ty, câu từ và các đầu mục thuyết minh giống hệt nhau). Tôi muốn hỏi, với tình huống trên 2 nhà thầu (A và B) cùng tham dự 1 gói thầu như vậy có bảo đảm tính cạnh tranh theo quy định không? Nhà thầu A và nhà thầu B có bị coi là thông thầu không? Chủ đầu tư và bên mời thầu cần giải quyết tình huống trên như thế nào để bảo đảm quy định? Nhà thầu B có được xem xét trúng thầu không?
Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản khi tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng một công trình giao thông, chúng tôi gặp tình huống như sau: - Giá gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu là 12,542 tỷ đồng, hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi (trong nước), qua mạng. - Sau mở thầu, tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu, đơn vị tư vấn lựa chọn nhà thầu phát hiện ra giá gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu bị nhầm lẫn (tăng lên 775 triệu đồng). Thực tế giá gói thầu phải giảm đi 775 triệu đồng, như vậy giá gói thầu còn 11,725 tỷ đồng. - Nguyên nhân cụ thể dẫn đến giá gói thầu bị tăng lên: Là do đơn vị tư vấn lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật áp dụng đơn giá theo công bố giá vật liệu xây dựng của Liên sở Tài chính - Xây dựng bị nhầm lẫn. Giá vật liệu của bột đá theo công bố giá là 500 đồng/kg, nhưng đơn vị tư vấn áp dụng trong dự toán là 5.000 đồng/kg. - Sau khi mở thầu để đánh giá hồ sơ dự thầu, chỉ có một nhà thầu đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm, giá đề xuất của nhà thầu là 12,5 tỷ đồng (giá đề xuất không vượt giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được đăng tải). Chúng tôi xử lý tình huống như sau: - Chủ đầu tư tiến hành phê duyệt điều chỉnh dự toán công trình theo Điều 7, Điều 11 của Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. - Sau khi phê duyệt điều chỉnh dự toán công trình, tiến hành điều chỉnh giá gói thầu. Mời nhà thầu đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm vào thương thảo hợp đồng. Trong quá trình thương thảo đề nghị nhà thầu giảm giá tương ứng với phần giá trị gói thầu phải giảm là 775 triệu đồng. Xin hỏi chuyên gia, chúng tôi xử lý tình huống như vậy đã bảo đảm đúng quy định của pháp luật về đấu thầu chưa? Nếu chưa thì cần xử lý tình huống như thế nào?
Theo quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu thì thời gian thực hiện hợp đồng là 150 ngày. Tuy nhiên, trong quá trình phát hành hồ sơ mời thầu qua mạng thì tiến độ thực hiện hợp đồng là 120 ngày (do sai sót trong quá trình đưa thông tin lên mạng). Các nhà thầu tham dự thầu có nhà thầu chào thầu tiến độ 120 ngày và 150 ngày. Hỏi: Trong tình huống này các nhà thầu chào 150 ngày có hợp lệ không và hướng xử lý thế nào để bảo đảm công bằng với các nhà thầu khác.
Cơ quan ông Nguyễn Quý (Phú Thọ) được giao nhiệm vụ chủ đầu tư 1 gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Phòng ông được giao nhiệm vụ thực hiện. Sau khi thực hiện quy trình đấu thầu cơ quan ông có thu 1 khoản tiền từ bán hồ sơ mời thầu.
Ông Quý hỏi, cơ quan ông có được dùng khoản tiền thu được này này để thanh toán các chi phí như đăng báo đấu thầu, thanh toán tiền thẩm định giá không? Quy trình thực hiện như thế nào thì đúng? Ông Quý dự kiến tham mưu thực hiện như sau: Lãnh đạo cơ quan xét đề nghị của phòng chuyên môn ra quyết định chi tiền từ mua hồ sơ mời thầu để thanh toán chi phí trong đấu thầu (chi đăng báo và thẩm định giá). Sau khi có quyết định chi, ông được cử đi chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị thẩm định giá. Như vậy có đúng không? Nếu sai thì cần phải thực hiện như thế nào?