Showing 161–180 of 440 results

Một trường Trung học phổ thông công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo được phân bổ 300 triệu đồng từ ngân sách Nhà nước (Từ nguồn vốn Mục tiêu Giáo dục cấp tỉnh- vốn sự nghiệp Giáo dục). Để thực hiện mua sắm từ kinh phí trên, nhà trường đã trình Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh và đã được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu, trong đó: tên gói thầu là Mua sắm, lắp đặt máy vi tính, bàn ghế học sinh; giá gói thầu là 304,4 triệu đồng; hình thức lựa chọn nhà thầu là Chào hàng cạnh tranh. Hàng hoá mua sắm có sẵn trên thị trường và đã được tiêu chuẩn hoá: gồm bộ bàn ghế học sinh va máy vi tính. Chủ đầu tư đã áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn. Tuy nhiên bộ phận nghiệp vụ của chúng tôi lại có 2 nhóm ý kiến về vấn đề này : - Gói thầu này chủ đầu tư phải áp dụng chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường. - Gói thầu này chủ đầu tư được áp dụng chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn. Vậy gói thầu trên chủ đầu tư có được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn hay không?

Chúng tôi là nhà thầu trúng thầu, hợp đồng chúng tôi ký với Chủ đầu tư không thể hiện phần việc với các nhà thầu phụ. Vậy chúng tôi có thể ký hợp đồng với các nhà thầu phụ được không? tỷ lệ công việc giao cho nhà thầu phụ tối đa là bao nhiêu % giá trị hợp đồng? và có thể ký với tối đa bao nhiêu nhà thầu phụ?

Một bên mời thầu đã phát hành HSMT cho gói thầu mua sắm hàng hóa đấu thầu rộng rãi theo phương thức 01 giai đoạn 01 túi hồ sơ. Trong HSMT có yêu cầu nhà thầu cung cấp giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương. Nhà thầu A và nhà thầu B đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật. Sau khi mở và đánh giá HSĐXTC, Nhà thầu A được xếp thứ nhất, Nhà thầu B được xếp thứ 2. Bên mời thầu đã mời Nhà thầu A vào thương thảo hợp đồng và xác định Nhà thầu A trúng thầu với điều kiện “chỉ trao hợp đồng khi cung cấp được giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương”. Tuy nhiên, đến ngày ký kết để trao hợp đồng, Nhà thầu A xác nhận không nhận được “giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương” từ nhà sản xuất. Bên mời thầu muốn hỏi: Bên mời thầu có thể gọi nhà thầu B vào thương thào hợp đồng hay không và nếu được thì các trình tự thủ tục để gọi nhà thầu B vào thương thảo là như thế nào? Có được thương thảo yêu cầu nhà thầu B giảm giá hay không? Trong trường hợp trên, Nhà thầu A có bị tịch thu bảo lãnh dự thầu hay không?

Công ty A (là Tổng công ty nhà nước) là Chủ đầu tư, Bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức: Đấu thầu hạn chế quốc tế (hoặc đấu thầu rộng rãi quốc tế). Công ty B (có 70% vốn góp của Công ty A) có được tham gia đấu thầu với tư cách là nhà thầu phụ của nhà thầu nước ngoài hay không?

Hiện nay Công ty A có 01 gói thầu mua sắm trực tiếp công cụ phục vụ đo đếm. Đơn giá áp dụng đơn giá của 01 đơn vị khác cùng ngành đã đấu thầu rộng rãi và ký hợp đồng mua sắm với nhà thầu cung cấp đang còn hiệu lực dưới 12 tháng. Nhà thầu cung cấp này (tạm gọi là Nhà thầu A) vẫn đủ năng lực để cung cấp tiếp số lượng thiết bị này cho Công ty A, nhưng hiện nay có nhà cung cấp khác (tạm gọi là Nhà thầu B) có chào giá cho Công ty A loại thiết bị đo đếm đó có tính năng ưu việt hơn, có giá thành thấp hơn giá đã trúng thầu và ký hợp đồng của Nhà thầu A. Như vậy Công ty A có được phép mua sắm trực tiếp thiết bị đo đếm đó của Nhà thầu B với giá thành thấp hơn giá đã trúng thầu và ký hợp đồng trước đây của Nhà thầu A không?

Căn cứ Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Bên mời thầu X đã tổ chức thông báo mời chào giá cho gói thầu mua sắm hàng hóa thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn. Đến thời điểm đóng thầu, Bên mời thầu đã nhận được 01 hồ sơ báo giá nộp trực tuyến trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và 02 hồ sơ báo giá nộp trực tiếp. Trong đó, có nhà thầu đã tham dự đấu thầu trực tuyến nhung không thành công do lỗi kỹ thuật của hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Xét theo quy định về đấu thầu qua mạng, nhà thầu chỉ được phép dự thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với đấu thầu điện tử. Tuy nhiên, tại Mục 6 - Nộp, tiếp nhận, đánh giá báo giá của Bản yêu cầu báo giá quy định nhà thầu nộp báo giá trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, thư điện tử hoặc fax, do vậy Bên mời thầu đã tiếp nhận các hồ sơ nộp trực tiếp. Bên mời thầu nhận thấy đây là một tình huống trong đấu thầu phát sinh do sự không tương thích giữa mẫu hồ sơ yêu cầu và quy trình đấu thầu điện tử của hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn và mong muốn được hướng dẫn thực hiện.

Một đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên có một số nội dung cần hướng dẫn như sau: Hàng năm đơn vị phải thực hiện việc may đo đồng phục làm việc cho cán bộ công nhân viên với số lượng khoảng 120 CBNV làm việc ở các phòng chuyên môn và các đơn vị trực thuộc. Đơn vị có trang bị đồng phục hè và đông cho CBNV với chi phí khoảng từ 300-500 triệu đồng/năm cho 14 loại sản phẩm may đo khác nhau phù hợp với đặc thù của các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc. Vì vậy, với đặc thù của hàng hóa và giá trị gói thầu nêu trên, đơn vị có thể áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu chào hàng cạnh tranh thông thường theo quy định tại khoản 1 điều 19 Thông tư 58/2016 hay không?

Doanh nghiệp nhà nước X có câu hỏi như sau: Doanh nghiệp X đang gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 như sau: Các khoản chi mua sắm đảm bảo hoạt động thường xuyên trong trường hợp cụ thể như: có giá niêm yết và có tính chất độc quyền như chi phí điện, nước, điện thoại, internet, nhiên liệu (xăng, dầu), vé ô tô, thu gom rác. Các khoản chi mua sắm đảm bảo hoạt động thường xuyên trường hợp đột xuất, nhỏ lẻ có giá trị duới 20.000.000 đồng như photo tài liệu, bảo dưỡng điều hòa, sửa chữa nhỏ xe ô tô, xe máy hỏng đột xuất trên đường thực hiện nhiệm vụ; sửa chữa máy tính, máy in... Việc bắt buộc phải thực hiện áp dụng các hình thức theo quy định để lựa chọn nhà thầu trong trường hợp trên gây nhiều khó khăn cho đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ như: Không đảm bảo kịp thời hoạt động thường xuyên của đơn vị do phải thực hiện nhiều thủ tục để lựa chọn nhà thầu, việc tìm kiếm nhà thầu đặc biệt tại khu vực vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian do khối lượng công việc ít, giá trị nhỏ mà nhà thầu lại phải làm nhiều hồ sơ. thủ tục cho bên mời thầu. Xuất phát từ những khó khăn trên, doanh nghiệp X xin chuyên gia hướng dẫn đơn vị thực hiện việc mua sắm để đảm bảo duy trì kịp thời hoạt động thường xuyên của đơn vị.

Một cơ quan ngang bộ có câu hỏi cho chuyên gia như sau: Đơn vị đang thực hiện đấu thầu một gói thầu mua sắm tài sản theo quy trình mua sắm thường xuyên, hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Thủ trưởng cơ quan đã giao một đơn vị thuộc làm Bên mời thầu để thực hiện gói thầu nêu trên. Trong quá trình triển khai gói thầu, phát sinh vấn đề như sau: Điều 74, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (Nghị định 63) quy định: “Việc lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên được thực hiện theo quy định về lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án nêu tại Chương II và Chương III của Luật Đấu thầu ”. Khoản 5, Điều 28, Nghị định 63 quy định: “Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả đánh giả về kỹ thuật”. Điểm a Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu quy định đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: “Trên cơ sở báo cảo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của tổ chuyên gia, bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được thẩm định trước khi phê duyệt”. Đơn vị trên xin ý kiến chuyên gia về trách nhiệm của các cấp/đơn vị, đặc biệt là Bên mời thầu trong việc thẩm định, phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi triển khai gói thầu mua sắm thường xuyên.

Một nhà thầu X có câu hỏi như sau: Công ty X đã được cấp chứng thư số nhà thầu để tham gia đấu thầu qua mạng các gói thầu. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, công ty đã phát hiện bị lộ mật khẩu chứng thư số. Công ty đã thay đổi mật khẩu nhưng trên Hệ thống đấu thầu điện tử của Cục QLĐT vẫn sử dụng đồng thời cả mật khẩu cũ và mật khẩu mới. Như vậy tính chất bảo mật của chứng thư số của Công ty không còn tác dụng trên Hệ thống đấu thầu điện tử quốc gia. Bên cạnh đó, công ty phát hiện có người đã lợi dụng mật khẩu chứng thư số của Công ty để tham gia đấu thầu qua mạng trên Hệ thống đấu thầu điện tử với gói thầu B nhưng người này không nộp phí dự thầu. Công ty muốn hỏi về quy trình bảo mật chứng thư số trong các trường hợp nói trên?

Gói thầu xây lắp số 01 thuộc công trình M do Liên danh Công ty A và B thi công. Trong quá trình thi công, công ty A đã hoàn thành nhiệm vụ theo phân chia, công ty B không hoàn thành ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ. Do vậy, năm 2018 gói thầu này đã bị Chủ tịch tỉnh kiểm điểm, phê bình, yêu cầu thanh lý gói thầu và không cho đấu thầu các công trình đối với nhà thầu thi công gói thầu xây lắp số 01, Chủ đầu tư đã lập biên bản kiểm điểm và làm thủ tục thanh lý hợp đồng. Năm 2019 công trình M được bổ sung 1 gói thầu, công ty A lại tham giá đấu thầu với tư cách là nhà thầu độc lập. Vậy, công ty A có bị xem là vi phạm hợp đồng theo tiêu chí " lịch sử không hoàn thành hợp đồng" có trong hồ sơ mời thầu không?

Doanh nghiệp tư nhân X có câu hỏi cho chuyên gia chúng tôi như sau: Vừa qua, nhà thầu X có mua một số hồ sơ mời thầu xây lắp ở địa bàn tỉnh A để tham gia đấu thầu. Các gói thầu này được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước. Tuy nhiên, có một số hồ sơ mời thầu đưa ra các tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu rất lạ so với quy định và gần như triệt tiêu sự tham dự của một số nhà thầu, như: “Không vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo Điều 89 Luật đấu thầu trong 03 năm gần đây” - Mục 4.5 tư cách hợp lệ của nhà thầu. “Đang trong thời gian cấm tham dự thầu của các cơ quan trên địa bàn tỉnh A” thì không đạt yêu cầu tiêu chí đánh giá về kỹ thuật. Hiện tại, Công ty X đang bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu 04 năm đổi với các dự án do một Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT tỉnh A làm Chủ đầu tư. Lý do cấm đấu thầu là do thành viên trong liên danh với Công ty X cung cấp thông tin không trung thực khi tham dự thầu với tư cách là nhà thầu liên danh. Việc thẩm định, phê duyệt và phát hành hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư như nội dung nêu trên có đúng quy định của pháp luật hay không?

Theo HSMT đã được phát hành, Mẫu số 04: Bảo lãnh dự thầu theo thông tư 03/2015/TT-BKHĐT có nội dung "Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 19.5 - Chỉ dẫn nhà thầu của hồ sơ mời thầu thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả, Ghi chú (4) Áp dụng trong trường hợp nhà thầu liên danh. Nhưng nhà thầu có Thư bảo lãnh của Ngân hàng thiếu nội dung trên thì có hợp lệ không?

Một đơn vị tư vấn đấu thầu có chuyên gia như sau: Nhà thầu A tham dự gói thầu về mua sắm hàng hóa tại tỉnh X. Trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật, tổ chuyên gia kiểm tra trên trang http://muasamcong.mpi.gov.vn/ và thấy rằng nhà thầu A đang trong thời gian bị cấm tham gia đấu thầu tại một tỉnh Y. Nội dung cấm tham gia đẩu thầu như sau: “Nhà thầu A bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các dự án, dự toán mua sắm thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Y trong thời gian 03 năm kể từ ngày ban hành quyết định cấm tham gia đấu thầu". Theo quy định của hồ sơ mời thầu và Điểm e Khoản 1 Điều 5 Luật đấu thầu 43/2013/QH13 quy định điều kiện nhà thầu có tư cách hợp lệ, trong đó có điều kiện “Không đang trong thời gian bị cẩm tham gia hoạt động đấu thầu”, điều kiện này chỉ quy định chung chung mà không quy định rõ Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đẩu thầu cùng lĩnh vực gói thầu tại địa phương". Với tình huống như trên, nhà thầu A có bị loại vì không đảm bảo tư cách hợp lệ hay không?

Nhà thầu X đang tham gia dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa có câu hỏi như sau: Hồ sơ mời thầu gói thầu mua sắm hàng hóa quy định nhà thầu phải có 01 hợp đồng tương tự đã thực hiện trong thời gian từ 2015 đến nay. Nhà thầu X đã cung cấp 01 hợp đồng đáp ứng yêu cầu về giá trị và tính chất tương tự, hợp đồng này của chúng tôi được ký từ trước năm 2015, nghiệm thu trong năm 201. Nhà thầu X muốn hỏi hợp đồng nói trên có được xem xét theo quy định của HSMT không?

Độc giả ở Hà Nam có câu hỏi: Trường hợp nhà thầu chào trong HSDT là hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi theo quy định nhưng nhà thầu không kê khai hoặc có kê khai nhưng không đính kèm tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ thì Bên mời thầu đánh giá nội dung này như thế nào, Bên mời thầu có được làm rõ, yêu cầu nhà thầu cung cấp tài liệu chứng minh hay không.

Công ty chúng tôi đã áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp 1 lần, nếu vẫn đủ điều kiện để tiếp tục áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp thì chúng tôi có được tiếp tục thực hiện không? Số lần được phép áp dụng hình thức này tối đa là bao nhiêu lần?

Thời điểm Quý II/2019 Công ty X tham gia đầu tư (mua cổ phần) vào 03 công ty A, B, C, nắm giữ trên 50% cổ phần và trở thành Công ty mẹ của các Công ty này (là Công ty mẹ của của các Công ty con A, B, C). Hiện nay Công ty X đang tham gia đấu thầu một số công trình xây dựng và trong hồ sơ dự thầu có nêu rõ sẽ huy động các Công ty con A, B, C tham gia thực hiện gói thầu nếu trúng thầu. Vậy trong trường hợp này, Công ty X có được sử dụng năng lực và kinh nghiệm của các Công ty con (năng lực về kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự trong các năm trước đây của các Công ty con) để làm năng lực, kinh nghiệm của Công ty mẹ khi tham dự thầu được không.

Một doanh nghiệp xây dựng X có câu hỏi như sau: Trên cơ sở kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trong đó gói thầu thi công xây dựng A được phê duyệt như sau: Giá gói thầu A đã bao gồm chi phí dự phòng; hình thức đấu thầu là đấu thầu rộng rãi trong nước, phương thức đầu thầu là một giai đoạn, một túi hồ sơ; hình thực họp đồng là hợp đồng trọn gói; thời gian thực hiện hợp đồng là 18 tháng. Tham khảo Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bố chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại. Theo đó, khi tham gia dự thầu Công ty X đã nghiên cứu, tính toán tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng và được phân bổ vào trong đơn giá gói thầu khi tham gia đấu thầu. Công ty X đã trúng thầu gói thầu thi công xây dựng A và khi ký hợp đồng với chủ đầu tư thì giá trị hợp đồng đã bao gồm chi phí dự phòng. Hiện nay, dự án đã được thực hiện hoàn thành đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, khi quyết toán hoàn thành, Chủ đầu tư giữ lại, không thanh toán chi phí dự phòng như theo hợp đồng đã ký kết. Vậy Công ty X muốn hỏi việc Chủ đầu tư thực hiện như trên là đúng hay sai? Chi phí dự phòng được phân bổ vào trong đơn giá gói thầu khi tham gia đấu thầu theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 được thanh toán khi nào?

Một đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có câu hỏi như sau: Theo quy định tại Điều 4 và Mẫu số 05 (a1, a2) Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá (Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015) việc lập Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu/Hồ sơ dự thầu, Hồ sơ đề xuất mua sắm hàng hoá phải nêu rõ các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) trong giá gói thầu và giá dự thầu. Trường hợp nhà thầu dự thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí (nếu có) thì hồ sơ dự thầu sẽ bị loại. Tuy nhiên, trong BQP việc tổ chức mua sắm hàng hoá quốc phòng thuộc diện miễn thuế nhập khẩu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; một số trường hợp, các mặt hàng hoá quốc phòng không có mã xác định thuế trong các biểu thuế quy định, việc làm thủ tục miễn thuế nhập khẩu và VAT do Hải quan xác định cho từng lô hàng cụ thể, nên khi phê duyệt dự án hoặc dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu chỉ phê duyệt giá CIP hoặc FOB (theo Incotems) cho các gói thầu. Vì vậy, khi lập HSMT, HSYC chỉ yêu cầu các nhà thầu chào giá dự thầu theo điều kiện CIF, FOB, DAP... (chưa có thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT)) còn phần giá trị thực hiện trong nước của nhà thầu thì đã bao gồm các loại thuế, phí. Như vậy, theo quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT việc duyệt HSMT, HSYC của cấp có thẩm quyền và HSDT, HSĐX của nhà thầu trong trường hợp trên có được phép không?