Showing 241–260 of 451 results

Một chủ đầu tư X đang thực hiện gói thầu A lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi, hình thức hợp đồng trọn gói. Nhà thầu Y trúng thầu. Khi tham gia dự thầu nhà thầu có đơn giảm giá 12% so với giá dự thầu. Nếu tính tỷ lệ giảm giá của nhà thầu so với giá gói thầu được phê duyệt thì nhà thầu giảm giá 20% (là tỷ lệ giảm giá của nhà thầu sau khi giảm giá so với giá gói thầu được phê duyệt). Trong quá trình thi công gói thầu A trên có phát sinh khối lượng công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng, khối lượng phát sinh đã được chủ đầu tư đồng ý chủ trương và phê duyệt dự toán phát sinh. Khi thương thảo điều chỉnh hợp đồng, bổ sung giá trị phát sinh, dự toán phát sinh có tính tỷ lệ giảm giá của nhà thầu khi đấu thầu. Có 02 ý kiến khác nhau về áp dụng tỷ lệ giảm giá khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng trên. Ý kiến thứ nhất: áp dụng tỷ lệ giảm giá theo đơn giảm giá của nhà thầu kèm theo hồ sơ dự thầu là 12%. Ý kiến thứ hai: tỷ lệ giảm giá theo đơn giảm giá của nhà thầu là 12% để xác định trong quá trình xét thầu. Thực tế nếu so giá gói thầu được phê duyệt thì nhà thầu giảm giá đến 20%, do đó áp dụng tỷ lệ giảm giá 20% đối với khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng là phù hợp hơn. Chủ đầu tư X muốn hỏi khi thỏa thuận điều chỉnh giá hợp đồng đổi với giá trị phát sinh trên, chủ đầu tư đề xuất tỷ lệ giảm giá là 12% hay 20% là đúng quy định của pháp luật. Nếu chủ đầu tư đề xuất tỷ lệ giảm giá là 12% thì có phù hợp không, cơ sở nào để áp dụng tỷ lệ 12% mà không phải là 20%?

Ban Quản lý dự án X đang tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu thi công xây dựng công trình dân dụng, có câu hỏi như sau: Trong quá trình xem xét HSDT của một Nhà thầu về tiêu chí Lịch sử không hoàn thành hợp đồng, Ban X nhận thấy Nhà thầu kê khai không có hợp đồng không hoàn thành. Tuy nhiên qua tìm hiểu Bên mời thầu được biết thời gian gần đây, nhà thầu có hợp đồng vi phạm về tiến độ thi công dẫn đến Chủ đầu tư có văn bản đề nghị không cho tham dự gói thầu mới để tập trung thi công hoàn thành gói thầu dở dang. Ban quản lý xin hỏi, trong trường hợp này Bên mời thầu đã đề nghị nhà thầu bổ sung văn bản xác nhận hoàn thành của chủ đầu tư. Nếu Nhà thầu không cung cấp hồ sơ chứng minh thì Bên mời thầu có được đánh giá nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về tiêu chí lịch sử không hoàn thành hợp đồng và kết luận Nhà thầu kê khai không trung thực theo điểm c khoản 4 điều 89 Luật Đấu thầu hay không?

Doanh nghiệp nhà nước X đang thực hiện lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua sắm hàng hóa chia thành nhiều phần (mỗi mặt hàng là một phần thuộc gói thầu) sử dụng phương pháp giá đánh giá. Tại bước xác định giá đánh giá phát sinh tình huống: Nhà thầu A chào mặt hàng X với giá 1.000.000 VND, nhà thầu B cũng chào mặt hàng X với giá 1.000.000 VND. Sau khi tổ chuyên gia xác định giá đánh giá thì giá đánh giá của nhà thầu A và nhà thầu B là ngang bằng nhau. Doanh nghiệp X đã hỏi Bộ KHĐT xác định nhà thầu được kiến nghị trúng thầu. Theo đó, Bộ KHĐT trả lời rằng: "Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 3 khoản 1, Điều 6 khoản 4, Điều 117 khoản 14) quy định trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả). Trường họp sau khi ưu đãi nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu. Trường hợp sau khi đánh giá, có nhiều nhà thầu được đánh giá tốt nhất, ngang nhau thì xử lý như sau: (i) trao thầu cho nhà thầu có điểm kỹ thuật cao hơn đối với trường họp gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất; (ii) trao thầu cho nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp hơn đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Tuy nhiên, sau khi thực hiện các hướng dẫn trên, thì hai nhà A và B vẫn xếp hạng ngang nhau. Do đó, Doanh nghiệp X cần xin hướng dẫn của Bộ KHĐT.

Gói thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế, hồ sơ mời thầu cho phép nhà thầu chào hàng hóa, dịch vụ theo đồng USD cho phần chi phí nhập khẩu, và phải chào bằng VNĐ cho phần chi phí trong nước Tuy nhiên, một nhà thầu liên danh giữa một công ty trong nước và một công ty nước ngoài đã chào tất cả bằng đồng USD. Đối với tình huống này, chúng tôi phải xử lý thế nào?  

Trong quá trình đánh giá HSDT. Nhà thầu A căn cứ theo khoản 1, điều 91, Mục 1, chương 12 “Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu” của luật đấu thầu số 43/2013/QH13 kiến nghị Bên mời thầu cung cấp thông tin: Model, chủng loại dòng máy trong HSDT của Nhà thầu B, vì cho rằng nhà thầu B chào cùng Model, chủng loại dòng máy giống nhà thầu A ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhà thầu A. Trong khi nhà thầu A được uỷ quyền cung cấp độc quyền. Chúng tôi đã trả lời là không được phép cung cấp theo “khoản b, điểm 3.7, mục 3, chương I” mẫu HSMT mua sắm hàng hoá. Nhà thầu không chấp nhận, vậy chúng tôi có được cung cấp thông tin như hỏi ở trên không?

Ông Lê Nam ở Nghệ An có câu hỏi như sau:

Theo Khoản 4, Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì "đối với từng gói thầu cần nêu rõ hình thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hay quốc tế; có áp dụng thủ tục danh sách ngắn hay không áp dụng; lựa chọn nhà thầu qua mạng hay không trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu".

Ông Nam muốn hỏi trường hợp 1 dự án trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (gói thầu xây lắp), theo hình thức "đấu thầu rộng rãi", nếu chủ đầu tư muốn tổ chức "đấu thầu rộng rãi qua mạng" thì có phải trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không?

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện X thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu A do UBND huyện X làm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện X làm bên mời thầu.

Sau khi thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện yêu cầu Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện X phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Khoản 5, Điều 9 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Hỏi: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện yêu cầu như vậy đúng không?

Một công ty tư vấn đấu thầu có câu hỏi cho chuyên gia chúng tôi như sau: Theo quy định tại Điều 75 của Luật đấu thầu 2013 thì một trong các trách nhiệm của bên mời thầu là thành lập tổ chuyên gia đấu thầu. Tuy nhiên, hiện nay công ty chúng tôi đang tư vấn cho một chủ đầu tư, trong đó chủ đầu tư cũng là bên mời

Đơn vị ông Nguyễn Duy Đông (Gia Lai) trúng gói thầu theo hợp đồng trọn gói với giá trúng thầu 21 tỷ đồng/25 tỷ đồng (giá dự toán). Tuy nhiên, khi triển khai thi công thì tạm dừng mất một năm để điều chỉnh thiết kế đi theo hướng khác cho phù hợp quy hoạch chung của huyện. Vì thời gian chờ đợi quá lâu, đơn vị ông Đông đã làm văn bản gửi chủ đầu tư. Chủ đầu tư đã ra văn bản yêu cầu "Đơn vị tư vấn thiết kế và ban quản lý bóc tách phần khối lượng theo hồ sơ thiết kế mới phát sinh ngoài hợp đồng đã ký kết, lập dự toán bổ sung với đơn giá tại thời điểm thi công và trình phê duyệt, trên cơ sở dự toán điều chỉnh bổ sung ký phụ lục hợp đồng với nhà thầu". Một năm sau, khi có quyết định phê duyệt thiết kế điều chỉnh và dự toán (24 tỷ đồng), ban quản lý dự án đã trình chủ đầu tư ra quyết định phê duyệt giá gói thầu điều chỉnh theo hướng lấy khối lượng điều chỉnh và đơn giá hợp đồng cũ, giá hợp đồng điều chỉnh là 20 tỷ đồng, sau đó mời đơn vị của ông Đông thương thảo để ký phụ lục hợp đồng, đơn vị ông Đông chỉ đồng ý phần tuyến theo thiết kế cũ giữ nguyên theo đơn giá hợp đồng đã ký. Còn phần tuyến mới điều chỉnh thì phải thương thảo theo đơn giá mới tại thời điểm đã được phê duyệt vì hơn một năm trượt giá rất lớn. Hỏi: Ông Đông hỏi, ban quản lý làm như vậy có đúng quy định không? Đơn vị ông có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và có bị coi là vi phạm hợp đồng hay không?

HSMT quy định thời điểm đóng thầu là 9 giờ 00 phút ngày 20/11/2017, thời điểm mở thầu là 9 giờ 30 phút ngày 20/11/2017, thời gian có hiệu lực của HSDT là 120 ngày. Trong đơn dự thầu của nhà thầu X ghi thời gian có hiệu lực của HSDT là 125 ngày kể từ 9 giờ 30 phút ngày 20/11/2017 có hợp lệ hay không?

Một đơn vị tư vấn đấu thầu có tình huống trong quá trình đánh giá HSDT như sau: Gói thầu đóng thầu vào ngày 19/6/2019, HSMT quy định nhà thầu phải có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực X (pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực X có quy định phải có giấy phép hoạt động), nhà thầu nộp HSDT trước thời điểm đóng thầu theo đúng quy định, tuy nhiên khi đánh giá HSDT, giấy phép hoạt động của nhà thầu hết hiệu lực vào ngày 30/6/2019. Hỏi trong trường hợp này, nhà thầu có được đánh giá đáp ứng yêu cầu?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu, trong quá trình tiếp nhận HSDT trước thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phát hiện có nhà thầu không thuộc doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ và không tiếp nhận HSDT của nhà thầu, việc thực hiện của BMT như vậy đã đúng quy định hay chưa?

Nhà thầu liên danh X và Y tham gia gói thầu A với tỷ lệ phân công công việc trong thỏa thuận liên danh là X (40%), Y (60%). Sau quá trình đánh giá, nhà thầu XY trúng thầu, tuy nhiên sau khi ký hợp đồng, nhà thầu có văn bản gửi chủ đầu tư về việc thay đối khối lượng công việc của từng thành viên liên danh, cụ thể X sẽ thực hiện 60% và Y sẽ thực hiện 40%, trong trường hợp này, chủ đầu tư xử lý như thế nào?

HSMT quy định nhà thầu nộp 01 bản gốc và 04 bản chụp HSDT, tại lễ mở thầu, nhà thầu chỉ nộp 01 bản gốc và 01 bản chụp HSDT. Tổ chuyên gia đánh giá nhà thầu không đạt tại bước kiểm tra tính hợp lệ của HSDT do thiếu bản chụp. Việc đánh giá như vậy đúng quy định hay chưa?

Tổ chuyên gia đang đánh giá tiêu chí Kết quả hoạt động tài chính, Nhà thầu A đã nộp báo cáo tài chính trong 03 năm theo yêu cầu của HSMT và kèm theo Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, không nợ đọng thuế đến thời điểm hiện tại. Tổ chuyên gia yêu cầu nhà thầu phải cung cấp báo cáo tài chính được kiểm toán theo quy định của HSMT nhưng nhà thầu không cung cấp được báo cáo cáo đã kiểm toán và loại nhà thầu, việc tổ chuyên gia đánh giá như vậy đã hợp lý chưa?

Nhà thầu (ở miền Nam) tham dự gói thầu  được tổ chức đấu thầu ở miền Bắc, Chủ tịch HĐQT của nhà thầu là anh X (đại diện hợp pháp của nhà thầu) ủy quyền cho anh Y (là Tổng Giám đốc) ký đơn dự thầu, tham gia thương thảo và ký kết hợp đồng với CĐT. Nhà thầu được xếp hạng thứ 1, 9h00 ngày 29/11/2019 (thứ sáu), bên mời thầu gửi thông báo mời thương thảo đến nhà thầu và yêu cầu nhà thầu đến thương thảo vào lúc 9h30 ngày 30/11/2019 (thứ bảy), nhà thầu đã nhận được thông báo vào 15h ngày 29/11/2019. Tuy nhiên, đến tận ngày 02/12/2019, đại diện nhà thầu là anh Z (Giám đốc chi nhánh miền Bắc) đến mang theo giấy ủy quyền do anh Y ủy quyền cho anh Z đến tham dự và ký biên bản thương thảo, Bên mời thầu và anh Z đã lập biên bản làm việc, trong đó nêu rõ việc anh Z đến thương thảo theo ủy quyền của anh Y là không hợp lệ (vì anh Y phải là người đến thương thảo và ký theo giấy ủy quyền của anh X, việc ủy quyền lại là không hợp lệ). Trong tình huống này nên xử lý như thế nào?

Một đơn vị tư vấn đấu thầu có câu hỏi như sau: Theo Khoản 2, Khoản 3, Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ về lựa chọn nhà thầu quy định: “2. Việc đánh giá được thực hiện trên bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. 3. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại”. Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu có nội dung về đánh giá kiểm tra sự thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Tuy nhiên, tư vấn đấu thầu đang gặp trường hợp, sau khi mở thầu và thực hiện đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, chủ đầu tư không cho đơn vị tư vấn mượn bản gốc hồ sơ dự thầu nên khó khăn trong việc so sánh và đánh giá sự thống nhất giữa bản gốc và bản chụp như quy định nêu trên; đồng thời khó khăn trong công tác đánh giá một số nội dung khác. Vậy cho tôi hỏi, tư vấn đấu thầu có được quyền mượn bản gốc hồ sơ dự thầu của nhà thầu để thực hiện đánh giá hay không (sau khi đánh giá xong và trình kết quả lên chủ đầu tư, tư vấn sẽ trả lại bản gốc hồ sơ dự thầu của các nhà thầu cho chủ đầu tư lưu giữ)?

Một Bệnh viện đã có câu hỏi gửi chuyên gia như sau: Bệnh viện xây dựng hồ sơ mời thầu theo Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa. Hiện nay đang trong quá trình đánh giá HSDT. Theo Quy định tại điều 64 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 về thời gian đánh giá Hồ sơ dự thầu tối đa là 25 ngày kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Hiện tại đã 23 ngày Bệnh viện chưa ra kết quả xét thầu với lý do Hồ sơ dự thầu các nhà thầu tham gia cần bổ sung và làm rõ Hồ sơ nhiều lần. Bệnh viện muốn hỏi có phải gửi văn bản đến các nhà thầu gia hạn thời gian xét thầu hay không?

Một nhà thầu đang chuẩn bị HSDT cho gói thầu xây lắp có câu hỏi như sau: Nhà thầu sau khi mua HSMT cho gói thầu xây lắp X nhận thấy có một số điểm khác biệt so với hướng dẫn tại Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cụ thể như sau: Theo hướng dẫn tại Mục 2.1 Chương III các mẫu HSMT ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/05/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với tiêu chí đánh giá Kinh nghiệm cụ thể trong quản lý và thực hiện hợp đồng xây lắp đối với Nhà thầu liên danh cần tuân thủ yêu cầu: “Phải thỏa mãn yêu cầu (tương ứng với phần công việc đảm nhận). Tuy nhiên, theo HSMT, trong bảng Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm, Mục số 4: Kinh nghiệm cụ thể trong quản lý và thực hiện hợp đồng xây lắp có nêu: “Số lượng tối thiểu các hợp đồng tương tự theo mô tả dưới đây mà nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ hoặc nhà thầu quản lý từ năm 2013 đến thời điểm đóng thầu (tính đến thời điểm đóng thầu): Có tối thiểu hợp đồng có tính chất tương tự với gói thầu đang xét, bao gồm: + Tương tự về bản chất và độ phức tạp: Loại công trình: Giao thông, nông nghiệp và PTNT và cấp công trình cấp IV trở lên. + Tương tự về quy mô công việc: Có giá trị hợp đồng >50 tỷ đồng. Các yêu cầu cần tuân thủ đối với Nhà thầu liên danh: '‘Phải có một thành viên liên danh thỏa mãn yêu cầu. Các thành viên còn lại tương ứng với phần công việc đảm nhận". Nhà thầu muốn hỏi yêu cầu như vậy có phù hợp với Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT.

Ông Lê Minh Hoàng trong quá trình đánh giá nhân sự cho gói thầu xây lắp có câu hỏi như sau: Theo yêu cầu đối với nhân sự chủ chốt của HSMT, nhân sự phải có tối thiều 07 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phụ trách kỹ thuật thi công xây dựng công trình (tính theo ngày cấp bằng đại học và bảng kê khai) tính đến thời điểm đóng thầu (Thời điếm đóng thầu là tháng 9 năm 2018). Tuy nhiên, trong HSDT nhà thầu có kèm theo Bằng tốt nghiệp đại học cấp năm 2008 (có trên 9 năm) và Bản kê khai kinh nghiệm chuyên môn của nhân sự kê khai từ năm 2012 đến nay (tính đến thời điếm đóng thầu chưa được 7 năm). Ngoài ra, có nhân sự có Bản kê khai kinh nghiệm chuyên môn của nhân sự kê khai từ năm 2011 đến thời điểm đóng thầu là đủ 7 năm nhưng thòi gian trong bản kê khai không liên tục (cụ thể trong khoảng thòi gian từ năm 2012 đến năm 2014 không có kê khai kinh nghiệm chuyên môn của nhân sự). Hỏi: Trường hợp này đơn vị có được yêu cầu nhà thầu cung cấp các tài liệu làm rõ nhằm chừng minh năng lực cùa nhân sự trong khoảng thời gian trước năm 2012 hay thời gian nhân sự không kê khai kinh nghiệm hay không?