Showing 361–380 of 451 results

Công ty Dịch vụ A có câu hỏi như sau: Là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Công ty đang thực hiện nhiệm vụ in sản phẩm đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước giao. Hàng năm Công ty thực hiện mua sắm mực in bảo an phục vụ nhiệm vụ nêu trên theo hình thức chỉ định thầu thông thường do đặc thù về bản quyền, công nghệ, bí mật nhà nước và thực tế trên thế giới chỉ có duy nhất một nhà thầu đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định. Hiện nay, Công ty mong muốn nhà thầu duy trì mức chào giá ổn định qua các năm cho mục tiêu bền vững, hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đề nghị của nhà thầu sản xuất mực in bảo an, hai bên cần ký Thỏa thuận cung cấp và hợp tác dài hạn mang tính nguyên tắc để đảm bảo việc nhà thầu giữ nguyên mức chào giá cho Công ty trong suốt thời hạn của thỏa thuận. Với các quy định pháp luật hiện hành, trong tình huống được mô tả tóm tắt như trên, Công ty Dịch vụ A xin được giải đáp việc Công ty ký Thỏa thuận cung cấp và hợp tác dài hạn với nhà thầu được lựa chọn theo hình thức chỉ định thầu có đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật đấu thầu.

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau: Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Tổ chuyên gia đấu thầu đã báo cáo trường hợp hồ sơ dự thầu bản gốc của nhà thầu A với toàn bộ chữ ký đại diện hợp pháp của nhà thầu là chữ ký khắc dấu sẵn (không phải chữ ký trực tiếp) và đóng dấu pháp nhân của nhà thầu tại các văn bản như đơn dự thầu, cam kết dự thầu, biểu mẫu dự thầu,... Theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, đon dự thầu cũng như các biểu mẫu kê khai của hồ sơ dự thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên và đóng dấu [ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]. Được biết theo quy định về thủ tục hành chính, văn bản phải được ký tên của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu pháp nhân (nếu có). Câu hỏi của chúng tôi là hồ sơ dự thầu của nhà thầu A với toàn bộ chữ ký đại diện hợp pháp của nhà thầu là chữ ký khắc dấu sẵn, được đóng vào hồ sơ dự thầu và đóng dấu pháp nhân như đã nêu trên có được xem là chữ ký hợp pháp của nhà thầu theo quy định của hồ sơ mời thầu không?

Ông Lê Xuân Hùng có câu hỏi như sau: Công ty của ông đang chuẩn bị đấu thầu gói thầu mua sắm lắp đặt hàng hóa. Đối với yêu cầu đánh giá "Kết qua hoạt động tài chính” và "Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động sản xuất, kinh doanh”  thì tài liệu cần nộp theo mẫu số 09. Theo đó, trong mẫu số 09 chúng tôi thấy có yêu cầu "Các báo cáo tài chính được kiểm toán theo quy định”. Tuy nhiên, Công ty của ông thuộc loại hình công ty TNHH không thuộc đối tượng bắt buộc phải thực hiện kiểm toán theo quy định của Điều 37 Luật Kiêm toán độc lập 67/2011/QH12 ngày 29/3/2011 và Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012. Vậy, công ty của chúng tôi có phải đính kèm các báo cáo tài chính được kiểm toán? Trong trường hợp có báo cáo tài chính được kiểm toán thì trong HSDT, chúng tôi chỉ nộp báo cáo kiểm toán thì có được đánh giá là đáp ứng được yêu cầu? Nêu không đáp ứng được yêu cầu thì ngoài báo cáo kiểm toán này chúng tôi còn phải kèm theo những tài liệu nào khi dự thầu: - Biên bản kiểm tra quyết toán thuế - Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai. - Tài liệu chứng minh việc nhà thầu đà kê khai quyết toán thuế điện tử. - Văn bản xác nhận của cơ quan quan lý thuế (xác nhận số nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế - Báo cáo kiểm toán. - Các tài liệu khác (xin cho hỏi là tài liệu gì?).    

Ông Đặng Thanh Nam ở Nghệ An có câu hỏi như sau: Tôi xin hỏi, theo yêu cầu đối với hợp đồng trọn gói thì khi đấu thầu nhà thầu phải phân bổ chi phí dự phòng vào giá dự thầu. Nhưng có nhà thầu không phân bổ vào giá dự thầu (nhà thầu cộng hết giá dự thầu từng hạng mục và cộng thêm khoản dự phòng) thì xử lý thế nào?

Bà Võ Thị Mỹ Lan ở Quảng Bình có câu hỏi như sau: Tôi xin hỏi: trong chỉ định thầu rút gọn, đấu thầu rộng rãi và các hình thức lựa chọn nhà thầu khác có bắt buộc phải có điều kiện: "Nhà thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động đấu thầu không? Cần truy cập trang web nào để kiểm tra cơ sở dữ liệu về nhà thầu và để biết nhà thầu đã đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chưa?

Ban quản lý dự án X đã ký hợp đồng về thi công xây lắp với nhà thầu liên danh X (gồm 2 công ty A và B). Đến nay, Ban quản lý đã nghiệm thu khối lượng hoàn thành đợt 1 cho các thành viên liên danh và từng thành viên liên danh đã đệ trình hồ sơ thanh toán cho chủ đầu tư. Tuy nhiên do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng và vốn thanh toán, Ban quản lý đã chưa bàn giao toàn bộ mặt bằng để tiếp tục triển khai thi và thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành cho liên danh nhà thầu. Theo quy định của Hợp đồng, Nhà thầu A (thành viên liên danh thứ nhất) đã có công văn chính thức xin ngừng thi công và xin chấm dứt hợp đồng và có đề xuất giao phần khối lượng còn lại (theo thỏa thuận phân chia khối lượng trong liên danh) cho Nhà thầu B (thành viên liên danh thứ hai) thực hiện. Nhà thầu B đã đồng ý tiếp tục thực hiện khối lượng còn lại của Nhà thầu trên cơ sở đơn giá họp đồng đã ký kết. Qua kiểm tra hồ sơ năng lực của Nhà thầu tại thời điểm hiện tại, năng lực của nhà thầu B đáp ứng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. Ban QLDA X đã hỏi trong trường hợp nói trên, nhà thầu B có thể thực hiện phần công việc còn lại của nhà thầu A không?  

Ban QLDA công trình giao thông tỉnh A đang lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước. Trong đó, Gói thầu A1 (thi công đường từ Km0+000-:-Km4+000), Gói thầu A2 (Km4+000-:-Km8+000) được phát hành cùng lúc. Nhà thầu B tham dự cả hai gói thầu trên. Trong quá trình đánh giá Hồ sơ dự thầu, Tổ chuyên gia phát hiện, nhân sự chủ chốt của hai gói thầu là như nhau. Hỏi:  Tổ chuyên gia sẽ đánh giá như thế nào đối với trường hợp này để đảm bảo quy định của pháp luật?

Theo quy định tại diêm c, khoản 1, điều 22 Luật đấu thầu, các trường hợp được chỉ định thầu bao gồm: "Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ" Trường hợp nhà thầu A đã trúng thầu gói thầu được tổ chức theo hình thức đau thầu rộng rộng rãi và thưc hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa do hãng X sản xuât trước đây. Theo yêu cầu của dự án đầu tư mở rộng, Chủ đâu tư phải mua hàng hoá của hãng X để mớ rộng dung lượng của hệ thống đã đầu tư theo kết quả gói thầu trước. Độc giả xin hỏi:

  • Chủ đầu tư chỉ định nhà thầu A để tiếp tục cung cấp hàng hóa của hãng X sản xuất do đảm bảo tương thích về công nghệ, bản quyền có đúng với quy định của điểm c, khoản 1, diều 22 Luật đấu thầu không?
  • Trường hợp, do chinh sách bán hàng của hãng X, ở thời điểm chủ đầu tư có nhu cầu mở rộng hệ thống đã đầu tư, hãng X không ủy quyền cho công ty A làm đối tác bán hàng mà có công văn thông báo chỉ chọn duy nhất công ty B là đối tác bán hàng thì chúng tôi có được chi định công ty B cung cấp hàng hóá mở rộng dung lượng cho hệ thống của hãng X được đầu tư theo kết quả của gói thầu trước được không?

Theo quy định tại diêm c, khoản 1, điều 22 Luật đấu thầu, các trường hợp được chỉ định thầu bao gồm: "Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ" Trường hợp nhà thầu A đã trúng thầu gói thầu được tổ chức theo hình thức đau thầu rộng rộng rãi và thưc hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa do hãng X sản xuât trước đây. Theo yêu câu của dự án đâu tư mở rộng, Chủ đâu tư phải mua hàng hoá của hãng X để mớ rộng dung lượng của hệ thống đã đầu tư theo kết quả gói thầu trước Hỏi:

  • Chủ đầu tư chỉ định nhà thầu A để tiếp tục cung cấp hàng hóa của hãng X sản xuất do đảm bảo tương thích về công nghệ, bản quyền có đúng với quy định của điểm c, khoản 1, Điều 22 Luật đấu thầu không?
  • Trường hợp, do chinh sách bán hàng của hãng X, ở thời điểm chủ đầu tư có nhu cầu mở rộng hệ thống đã đầu tư, hãng X không ủy quyền cho công ty A làm đối tác bán hàng mà có công văn thông báo chỉ chọn duy nhất công ty B là đối tác bán hàng thì chúng tôi có được chi định công ty B cung cấp hàng hóá mở rộng dung lượng cho hệ thống của hãng X được đầu tư theo kết quả của gói thầu trước được không?

Theo quy đinh tại khoản 3, Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Đổi với gói thầu xây lắp co giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu” Trường hợp tổ chức đấu thầu rộng rãi/chào hàng cạnh tranh và hồ sơ mời thầu (HSMT)/hồ sơ yêu cầu (HSYC) có quy định chỉ các nhà thầu cấp nhó và siêu nhỏ được phép tham gia, tuy nhiên không có nhà thầu tham dự hoặc có nhà thầu tham dự là các doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhó nhưng không đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu theo yêu cầu trong HSMT/HSYC Độc giả xin hỏi chuyên gia: tình huống này được xử lý như thế nào để chủ đầu tư có thể chọn được nhà thầu đáp ứng năng lực, kinh nghiệm và đúng luật.

Chúng tôi là Ban QLDA đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh X (đơn vị A), có ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư (đơn vị B) để làm bên mời thầu, lập HSMT và đánh giá HSDT một gói thầu phi tư vấn. Trong quá trình đánh giá HSDT của các nhà thầu có 1 công ty ghi trong đơn dự thầu là kính gửi đơn vị B (chủ đầu tư) chứ không kính gửi đơn vị A (bên mời thầu). Vậy xin hỏi, việc ghi sai tên Bên mời thầu (từ chủ thể A sang chỉ thể B) vậy thì chúng tôi đánh giá HSDT như thế nào? Có loại bỏ HSDT này được không?

Công ty Minh Hoa có câu hỏi cho chuyên gia như sau: Nhà thầu A đã tham dự gói thầu do Công ty Minh Hoa làm chủ đầu tư. Theo thông tin trên báo phản ánh thì Nhà thầu A đã tiến hành thi công một gói thầu do doanh nghiệp nhà nước B làm chủ đầu tư khi chưa triển khai đấu thầu. Công ty Minh Hoa đã tìm hiểu, sự việc báo nêu là đúng nhưng giữa công ty A và Công ty B chưa ký kết hợp đồng, chưa tổ chức nghiệm thu bàn giao Công trình đưa vào sử dụng. Nhà thầu A cũng không kê khai trong HSDT thông tin và hợp đồng của dự án mà báo phản ánh. Công ty Minh Hoa đã có văn bản làm rõ đề nghị nhà thầu trả lời là “có” hay “không có” việc thi công công trình nhưng chưa qua đấu thầu theo phản ảnh của báo cahis để chứng minh khả năng đáp ứng các qui định về lịch sử không hoàn thành hợp đồng, về Uy tín của nhà thầu (cụ thể là hợp đồng chậm tiến độ hoặc bỏ dở) và về Giân lận trong đấu thầu (nhà thầu cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong HSDT làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu). Đề nghị nhà thầu phải cung cấp đầy đủ hợp đồng thi công và biên bản nghiệm thu hoàn thành (nếu có) theo phản ánh của báo chí. Nhà thầu A có văn bản phúc đáp là việc này không thuộc phạm vi yêu cầu trong hồ sơ mời thầu của gói thầu này nên không trả lời “có” hay “không có” và không cung cấp hồ sơ liên quan đến công trình mà báo đã phản ánh. Công ty Minh Hoa không chấp thuận giải trình của nhà thầu và nhận xét nhà thầu Công ty A không đáp ứng về lịch sử không hoàn thành của hợp đồng và có dấu hiệu cố ý cung cắp các thông tin không trung thực trong HSDT làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, thể hiện hành vi đối phó, trả lời không đúng trọng tâm vấn dề trong quá trình làm rõ của nhà thầu. Hỏi việc đánh giá như thế có phù hợp?

Tình huống: Trong quá trình lựa chọn nhà thầu, Bên mời thầu gặp tình huống cần giải đáp để thực hiện đúng các quy định của Luật đấu thầu như sau: Theo Hồ sơ mời thầu, Chủ đầu tư quy định tỷ lệ nhà thầu phụ thực hiện không vượt quá 30% giá trị dự thầu. Nhà thầu A tham gia dự thầu đã đề xuất tỷ lệ nhà thầu phụ trong hồ sơ dự thầu của mình là 30% theo đúng quy định của hồ sơ mời thầu. Trong quá trình thương thảo họp đồng, Nhà thầu A đề xuất tăng tỷ lệ nhà thầu phụ thực hiện là 40% giá trị họp đồng để đảm bảo tiến độ thi công xây dựng công trình. Hỏi: Đề xuất này có phù hợp theo quy định của Luật Đấu thầu?

Trong quá trình lựa chọn nhà thầu, Bên mời thầu gặp tình huống cần giải đáp để thực hiện đúng các quy định của Luật đấu thầu như sau: Theo Hồ sơ mời thầu, Chủ đầu tư quy định tỷ lệ nhà thầu phụ thực hiện không vượt quá 30% giá trị dự thầu. Nhà thầu A tham gia dự thầu đã đề xuất tỷ lệ nhà thầu phụ trong hồ sơ dự thầu của mình là 30% theo đúng quy định của hồ sơ mời thầu. Trong quá trình thương thảo họp đồng, Nhà thầu A đề xuất tăng tỷ lệ nhà thầu phụ thực hiện là 40% giá trị họp đồng để đảm bảo tiến độ thi công xây dựng công trình. Hỏi: Đề xuất này có phù hợp theo quy định của Luật Đấu thầu?

Tình huống: Trong hồ sơ mời thầu gói thầu về Duy trì cây xanh, thảm cỏ các tuyến đường và các khu công cộng tại mục tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm có quy định nhân sự chủ chốt mà nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu phải đóng bảo hiểm xã hội tại đơn vị tối thiểu 12 tháng. Hỏi: Yêu cầu về nhân sự do Bên mời thầu đưa ra như trên có phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hay không?

Công ty tư vấn X có câu hỏi như sau: Công ty đã đệ trình HSDT qua mạng cho gói thầu xây dựng trường học. Công ty đã gặp khó khăn trong việc giảm giá thầu trực tiếp trong tổng giá trị dự thầu. Công ty muốn giảm thầu thì phải thực hiện thủ tục như thế nào? Do gói thầu xây lắp không thể giảm giá trực tiếp qua từng đơn giá đề xuất của từng định mức khối lượng mời thầu vì mỗi một định mức đều được chạy dự toán qua phần mềm, Hệ thống mạng đấu thầu không ghi nhận được giá giảm trực tiếp cũng như không thể giảm giá cho đơn giá đề xuất từng định mức nên đơn vị chúng tôi đã nộp đính kèm File Đơn giảm giá thầu cho gói thầu nói trên. Như vậy, File đơn giảm giá của chúng tôi có hợp lệ và được chấp nhận. Trong trường hợp không được chấp nhận thì phải khắc phục và giải quyết thế nào?

Ban QLDA X đang đấu thầu gói thầu xây lắp tại địa bàn Y, nơi chi nhánh của Tổng công ty C đang hoạt động. Tổng công ty C muốn ủy quyền cho giám đốc chi nhánh ký các nội dung trong đấu thầu được không?

Công ty CP Tư vấn Hà Đông có câu hỏi như sau: Công ty đã nộp HSDT cho một gói thầu Tư vấn giám sát và bị loại do không đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu. Cụ thể, trong hồ sơ dự thầu của công ty chúng tôi đã đáp ứng tất cả các tiêu chí trong Hồ sơ mời thầu. Riêng phần đề xuất nhân sự cho gói thầu chúng tôi đề xuất Chỉ huy trường giám sát thi công nguyên là Giám đốc đơn vị tư vấn thiết kế và lập HSMT gói cho dự án. Nhưng trước khi HSMT được phát hành rộng rãi thì đồng chí đó đã nghỉ việc hoàn toàn ở công ty tư vấn thiết kế nói trên. Bên mời thầu cho rằng Công ty chúng tôi không đạt vì vi phạm luật cạnh tranh và bí mật kinh doanh theo (Mục 2. Xâm phạm bí mật kinh doanh - Điều 39. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh - Luật Cạnh tranh (số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004). Xin hỏi Hồ sơ dự thầu chúng tôi bị loại là đúng hay sai và có vi phạm đến các Luật, Nghị định hiện hành về công tác đấu thầu, cạnh tranh và bí mật kinh doanh không?

Độc giả xin hỏi chuyên gia: Đề nghị chỉ định thầu cho chi nhánh có đảm bảo phù hợp quy định?

Đơn vị chúng tôi đang lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho công tác quản lý, bảo dựỡng thường xuyên công trình đường bộ, do trong công tác này gồm: công tác quận lý (tuần đường, đếm-xe, trực bão lũ...), bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ mặt đường, cầu (cắt cỏ, sơn biển báo, sơn cọc tiêu, vá ổ gà) nên chưa biết phân gói thầu vào hình thức là dịch vụ phi tư vấn hay xây lắp. Theo Khoản 9 Điêu 4 Luật đâu thâu: “Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một sô hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này...” Hỏi: Công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ gói thầu dịch vụ phi tư vấn hay xây lắp?