Showing 101–120 of 440 results

Bên mời thầu X đang đánh giá hồ sơ dự thầu cho gói thầu xây lắp có tình huống về doanh thu như sau: Theo yêu cầu của HSMT (được lập theo Mẫu số 02 của Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), doanh thu bình quân hàng năm là 100 tỷ đồng, trong đó đối với liên danh yêu cầu như sau: Cột "Tổng tất cả các thành viên liên danh" là Phải thỏa mân yêu cầu này (Tương đương với phần công việc đảm nhiệm quy định trong Thỏa thuận liên danh) và cột "Từng thành viên" là không áp dụng. Hiện nay, có một nhà thầu liên danh A-B-C có tỷ lệ tham gia liên danh là 50:30:20, trong đó doanh thu bình quân hàng năm của từng thành viên A, B, C lần lượt là 60, 25, 21. Do đó, nếu đánh giá tổng tất cả các thành viên thì doanh thu đáp ứng yêu cầu, nhưng nếu xét theo tỷ lệ tham gia liên danh thì thành viên B không đáp ứng yêu cầu. Bên mời thầu X muốn ý kiến của chuyên gia để xử lý tình huống nói trên.

Doanh nghiệp X có câu hỏi liên quan đến thuế, phí trong giá trị doanh thu xây dựng yêu cầu như sau: Theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT, Chương I. chỉ dẫn nhà thầu, mục 14. Giá dự thầu và giảm giá, mục 14.4 yêu cầu: “Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định. Trường hợp nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí thì HSDT của nhà thầu sẽ bị loại”. Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá HSDT, mục 2.1.Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm, mục 3. Các yêu cầu về tài chính, mục 3.2. Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng yêu cầu: “Doanh thu xây dựng hàng năm được tính bằng tổng các khoản thanh toán cho các hợp đồng xây lắp mà nhà thầu nhận được trong năm đó” Theo đó, nhà thầu cho rằng Doanh thu yêu cầu trong HSMT là các khoản thanh toán cho các hợp đồng xây lắp mà nhà thầu nhận được trong năm đó bao gồm toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí... theo quy định.

Một nhà thầu đang chuẩn bị Hồ sơ dự thầu cho gói thầu xây lắp có câu hỏi như sau: Chủ đầu tư X đã phát hành hồ sơ mời thầu cho 02 gói thầu của 01 dự án. Cả hai gói thầu này đều được phát hành HSMT và đóng thầu vào cùng thời điểm. Trong đó, yêu cầu doanh thu xây dựng bình quân đối với gói thầu số 1 là 20 tỷ đồng và doanh thu xây dựng bình quân đối với gói thầu thứ 2 là 30 tỷ đồng. Hiện tại doanh thu xây dựng bình quân của nhà thầu trong 03 năm gần đây là 40 tỷ đồng, nhà thầu muốn hỏi với doanh thu như vậy thì nhà thầu có thể tham dự cả 02 gói thầu hay chỉ được tham dự 01 gói thầu?  

Nhà thầu đã đệ trình hồ sơ dự thầu cho gói thầu xây lắp, trong đó hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu số 02 của Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo yêu cầu của HSMT, thiết bị thi công phải thuộc sở hữu của nhà thầu hoặc có thể đi thuê nhưng nhà thầu phải chứng minh khả năng huy động để đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Trường hợp đi thuê thì phải có hợp đồng thuê thiết bị và tài liệu chứng minh thiết bị thuộc sở hữu của bên cho thuê. Theo đó, nhà thầu đã đệ trình đầy đủ các tài liệu chứng minh sở hữu thiết bị. Tuy nhiên nhà thầu vẫn bị loại với lý do bên mời thầu đưa ra là không có đăng kiểm thiết bị. Nhà thầu muốn hỏi việc bên mời thầu đánh giá như vậy có đúng với quy định của pháp luật.

Một nhà thầu đang chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho gói thầu xây lắp mà hồ sơ mời thầu được lập theo Mẫu số 02 của Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo yêu cầu của HSMT thì người khai lý lịch phải ký tên, tuy nhiên vì lý do bất khả kháng mà nhân sự đề xuất đã không có mặt ở văn phòng tại thời điểm làm hồ sơ dự thầu để ký vào các biểu mẫu số 15 (Bản lý lịch chuyên môn của nhân sự chủ chốt) và Mẫu số 16 (Bản kinh nghiệm chuyên môn). Nhà thầu muốn hỏi người đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên thay và đóng dấu có được đánh giá là hợp lệ.

Doanh nghiệp nhà nước X là một công ty TNHH một thành viên và Liên danh công ty Y-Z đã ký hợp đồng triển khai thực hiện gói thầu cung cấp phần mềm công nghệ thông tin. Gói thầu này được thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Theo Hồ sơ dự thầu, nhà thầu đề xuất ông Trần Văn A là Giám đốc dự án chịu trách nhiệm triển khai thực hiện gói thầu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án do chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu nên Liên danh công ty Y-Z đã miễn nhiệm đối với ông A. Liên danh đề xuất ông Lê Văn B thay thế ông A, tuy nhiên chủ đầu tư vẫn còn các quan điểm khác nhau về thẩm quyền phê duyệt thay đổi nhân sự này, cụ thể là: Quan điểm thứ nhất: Quá trình thực hiện hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Việc thay đổi nhân sự Giám đốc dự án của nhà thầu, hai bên sẽ thực hiện bổ sung phụ lục hợp đồng. Đây là trường hợp xử lý tình huống trong đấu thầu, nên thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ đầu tư là Hội đồng thành viên của công ty X. Quan điểm thứ hai: Tổng giám đốc là người ký hợp đồng. Nên việc phê duyệt thay đổi nội dung hợp đồng thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc. Doanh nghiệp X muốn hỏi trong trường hợp trên ai là người phê duyệt điều chỉnh?

Trường hợp 1: Theo mẫu số 14 có nêu “Nhà thầu phải kê khai những nhân sự chủ chốt có năng lực phù hợp đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm a Mục 2.2 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT và có thể sẵn sàng huy động cho gói thầu; không được kê khai những nhân sự đẫ huy động cho gói thầu khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này. Trường hợp kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận”. Khi lập hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu đưa tiêu chí này vào tiêu chí đánh giá về năng lực kỹ thuật để xét loại trực tiếp nhà thầu. Như vậy trong trường hợp này có đúng với tinh thần hướng dẫn của Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT không? Có gây ra cạnh tranh không công bằng, hay hạn chế tham gia của Nhà thầu không? Trường hợp 2: Theo mẫu số 14 có nêu "Nhà thầu phải kê khai những nhân sự chủ chốt có năng lực phù hợp đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm a Mục 2.2 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT và có thể sẵn sàng huy động cho gói thầu; không được kê khai những nhân sự đã huy động cho gói thầu khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này. Trường hợp kê khai không trung thực thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận”. Khi lập hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu đưa tiêu chí này vào tiêu chí đánh giá về năng lực kỹ thuật để xét loại trực tiếp nhà thầu. Khi dự thầu Nhà thầu có kê khai 03 nhân sự có thời gian tham gia trùng với các hợp đồng khác của Nhà thầu đang thực hiện. Như trong trường hợp này Bên mời thầu có cho phép nhà thầu làm rõ về nội dung này không hay Bên mời thau đánh giá loại trực tiếp Nhà thầu?

Theo quy định nêu tại Điều 24 của Luật đấu thầu thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng mua tài sản đã đấu thầu, doanh nghiệp được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp theo Phương án 1 hay Phương án 2, cụ thể: - Phương án 1: Doanh nghiệp được áp dụng mua sắm trực tiếp 1 lần với giá trị mua sắm tối đa 130% giá trị gói thầu đã đấu thầu; - Phương án 2: Doanh nghiệp được áp dụng mua sắm trực tiếp nhiều lần và giá trị mỗi lần mua sắm tối đa 130% giá trị gói thầu đã đấu thầu trước đó”. Độc giả xin hỏi, thực hiện theo phương án nào là đúng?

Chủ đầu tư lập Hồ sơ yêu cầu và gửi đến nhà thầu, yêu cầu nhà thầu lắp đặt hệ thống Camera có xuất xứ Nhật Bản, nhà thầu được chỉ định đã lập Hồ sơ đề xuất gói thầu Cung cấp và lắp đặt hệ thống Camera giám sát an ninh, thiết bị xuất xứ Nhật Bản, hiệu SONY theo đúng hồ sơ yêu cầu, với giá đề xuất không vượt giá gói thầu được phê duyệt nên được chủ đầu tư xét trúng thầu và ký hợp đồng. Sau khi ký hợp đồng, nhà thầu đã có văn bản đề nghị và được chủ đầu tư đồng ý cho thay đổi thiết bị từ xuất xứ Nhật Bản sang xuất xứ Trung Quốc, hiệu SONY (về cấu hình, thông số kỹ thuật không thay đổi) với lý do tại Nhật Bản hãng SONY không còn sản xuất và nhà thầu cung cấp giấy xác nhận của hãng SONY Việt Nam là hàng chính hãng của SONY có chất lượng toàn cầu, được bảo hành theo quỵ định của SONY. Sau đó, Chủ đầu tư và nhà thầu đã ký phụ lục hợp đồng, thay đổi thiết bị từ xuất xứ Nhật Bản sang xuất xứ Trung Quốc, hiệu SONY nhưng không có thay đổi về giá và lập hồ sơ quyết toán. Xin hỏi chuyên gia quá trình thực hiện như tình huống trên có vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu không?

Một đơn vị tư vấn đấu thầu đang đánh giá HSDT có tình huống như sau: Hồ sơ mời thầu được chủ đầu tư phê duyệt tiêu chí đánh giá kỹ thuật theo phương thức chấm điểm. Trong quá trình đánh giá HSDT tổ chuyên gia phát hiện tại mục điểm chi tiết sai lệch so với điểm tối đa cụ thể như sau: Điểm tối đa của mục yêu cầu vật liệu là 2 điểm đồng thời đây cũng là điểm tối thiếu yêu cầu đối với hạng mục này, tại phần điểm chi tiết của hạng mục này HSMT lại nêu điểm tối đa là 1,5 như vậy có sai sót tại điểm chi tiết so với yêu cầu điểm tối đa của hạng mục này, đây là sai sót trong quá trình lập HSMT. Trong trường hợp này nên đánh giá HSDT theo điểm chi tiết hay điểm tổng hợp này như thế nào?

Tình huống: Công ty tôi ở một huyện thuộc tỉnh Bắc Giang đang lập Hồ sơ mời thầu gói thầu "Cung cấp, trồng, và chăm sóc cây xanh trong thời gian bảo hành". Sau thời gian bảo hành sẽ bàn giao lại cho đơn vị quản lý cây xanh công cộng để quản lý theo quy định. Tôi xin hỏi Gói thầu trên thuộc loại hình dịch vụ nào?

Theo quy định tại (Khoản 3 Điều 6) Nghị định số 63/2014/NĐ-CP: "Đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu". Độc giả hỏi chuyên gia: Vậy doanh nghiệp nhỏ trong xây dựng được quy định như thế nào?

Nhà thầu Thanh Hoa ở Quảng Ninh có câu hỏi: Khoản 3, Điều 2 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định: “3. Nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát.” Hỏi: Công ty chúng tôi đã tham gia thẩm tra thiết kế - dự toán gói thầu thì có được tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hay không?

Công ty chúng tôi đang tổ chức đấu thầu qua mạng một gói thầu mua sắm hàng hóa qua mạng. Kết quả đánh giá có 3/3 nhà thầu tham dự đáp ứng các yêu của HSMT, sau khi xếp hạng nhà thầu, chúng tôi đã mời nhà thầu có giá chào thấp nhất vào thương thảo đàm phán hợp đồng, đồng thời bên mời thầu yêu cầu nhà thầu cung cấp bản gốc đế đối chiếu với các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật với thông tin nhà thầu kê khai trong E- HSDT, kết quả kiếm tra đảm bảo sự khớp đúng giữa bản gốc và bản kê khai (và các tài liệu được đối chiếu nêu trên được bên mời thầu lưu giữ 01 bản sao chứng thực của văn phòng công chứng). Trong đó bao gồm: - Bản gốc xác nhận của người sử dụng cuối cùng về hàng hóa chào thầu theo yêu cầu HSMT. - Bản gốc Hợp đồng tương tự, kèm theo hóa đơn bán hàng và biên bản giao nhận hàng. Theo quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu, chúng tôi đã đăng tải lên mạng đấu thầu và thông báo đến tất cả nhà thầu tham dự kết quả lựa chọn nhà thầu. Sau đó, chúng tôi đã nhận được đề nghị của 1 trong 2 nhà thầu bị loại về việc đề nghị làm rõ tính trung thực của Bản gốc xác nhận và bản gốc hợp đồng tương tự nêu trên như các sản phẩm được lắp đặt ở đâu, đã thanh quyết toán chưa, chủ đầu tư là ai…? Hỏi: Chúng tôi xin hỏi, chúng tôi phải xử lý tình huống này thế nào?

Doanh nghiệp X có câu hỏi như sau: Doanh nghiệp X có liên danh với doanh nghiệp Y và Z để tham gia đấu thầu gói thầu mua sắm hàng hóa thực hiện đấu thầu theo hình thức rộng rãi của Chủ đầu tư A. Theo đó, liên danh X-Y-Z đã trúng thầu gói thầu này. Hiện nay, Chủ đầu tư A đang có nhu cầu tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm với chủng loại hàng hóa tương tự gói thầu trước đây nhưng các doanh nghiệp Y và Z không có nhu cầu tham gia. Hỏi Chủ đầu tư có thể áp dụng mua sắm trực tiếp cho chỉ thành viên liên danh X nếu thành viên này đáp ứng năng lực theo quy định không?

Một nhà thầu đang tham gia đấu thầu gói thầu xây lắp phản ánh với chuyên gia như sau: Theo yêu cầu của HSMT gói thầu A có tiêu chí là nhà thầu phải có chỉ huy trưởng và cán bộ kỹ thuật đã tham gia thi công gói thầu B và có xác nhận của Chủ đầu tư gói thầu B. Nhà thầu chúng tôi cũng dùng gói thầu B là tiêu chí chứng minh hợp đồng tương tự. Gói thầu B đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho gói thầu A. Chủ đầu tư gói thầu B đã xác nhận là công trình thi công hoàn thành đảm bảo tiến độ, chất lượng và có chỉ huy trưởng, cán bộ kỹ thuật. Trong quá trình chấm thầu bên mời thầu yêu cầu nhà thầu mang bản gốc xác nhận của Chủ đầu tư gói thầu B đến để chứng minh, sau đó bên mời thầu xác minh là bản xác nhận này không trùng khớp với HSDT về quyết định thành lập ban chỉ huy công trường gói thầu B. Sự khác nhau ở đây là nhà thầu đã thay đổi một số cán bộ kỹ thuật so với lúc thành lập ban chỉ huy công trường ban đầu. Nhà thầu đã giải thích là trong quá trình thi công thời gian dài nhiều năm nhà thầu không thay đổi chỉ huy trưởng, chỉ có một số cán bộ kỹ thuật có người xin nghỉ việc, nghỉ phép, có người chuyển công trình khác. Để đảm bảo yêu cầu kịp thời thi công nên nhà thầu đã thay thế các cán bộ này bằng các cán bộ khác có kinh nghiệm trình độ tương đương và có báo với Chủ đầu tư bằng điện thoại và được Chủ đầu tư chấp thuận đúng theo quy định. Nhưng bên mời thầu đã không chấp nhận giải thích của nhà thầu và đã quy kết nhà thầu vi phạm điểm c, khoản 4, điều 89 luật đấu thầu để loại nhà thầu chúng tôi vì nhà thầu chúng tôi bỏ thầu giá thấp nhất trong các nhà thầu tham gia. Nhà thầu muốn hỏi việc xử lý của bên mời thầu như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật?

Một chủ đầu tư trong quá trình triển khai gói thầu xây dựng có tình huống như sau: Gói thầu thi công xây dựng được chủ đầu tư tổ chức đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu. Hồ sơ mời thầu được lập theo Mẫu số 02 của Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ mời thầu gói thầu quy định: “Đơn giá dự thầu bao gồm: Đơn giá dự thầu là đơn giá tổng hợp bao gồm mọi chi phí, thuế và lệ phí khác theo quy định của Nhà nước như: chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy, các chi phí trực tiếp khác; chi phí chung, thuế và lãi của nhà thầu; các chi phí xây lắp khác được phân bổ trong đơn giá dự thầu..., thiết bị thi công của nhà thầu thi công vận chuyến vật liệu đi lại trên đó, các chỉ phí bảo vệ môi trường cảnh quan do đơn vị thi công gây ra... ”. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu: Nhà thầu đã lập giá dự thầu tuân thủ theo quy định của hồ sơ mời thầu. Đơn giá tổng hợp bao gồm: chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy, các chi phí trực tiếp khác; chi phí chung, thuế và lãi của nhà thầu. Qua trình triển khai thi công xây dựng, Bộ Tài chính ban hành quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Nhà thầu cho rằng trong HSMT đã không đưa yêu cầu phải tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và trong đơn giá tổng hợp của nhà thầu cũng chưa tính phí bảo vệ môi trường nên chưa đủ cơ sở để nộp phí. Thực tế dự toán gói thầu được chủ đầu tư phê duyệt cũng không có khoản mục phí bảo vệ môi trường. Từ các nội dung trên, chủ đầu tư xin chuyên gia cho ý kiến về việc bổ sung phí bảo vệ môi trường vào gói thầu thi công xây dựng để hoàn thành nghĩa vụ thuế cho nhà thầu.

Bên mời thầu X đang tổ chức chào hàng cạnh tranh cho gói thầu mua sắm thiết bị, với loại hợp đồng là trọn gói. Sau khi đánh giá kỹ thuật, tất cả các hồ sơ đều đạt. Khi đánh giá về đề xuất tài chính, phát sinh tình huống trong hồ sơ chào hàng của Công ty A như sau: Giá trị chào hàng trong đơn chào hàng là: 678.400.000 VNĐ, giá trị này được kết chuyển từ bảng tổng hợp chào giá sang. Trong bảng tổng họp chào giá ghi giá trị là: 678.400.000 VNĐ. Trong bảng giá chào của hàng hóa: cột đơn giá (đã bao gồm thuế VAT), cột thành tiền (đã bao gồm thuế VAT); theo cách ghi này, cộng giá của hàng hóa theo phạm vi cung cấp (đã bao gồm thuế VAT) là 627.000.000 đồng. Nhưng sau dòng cộng này, có thêm dòng thuế VAT với giá trị là: 51.400.000 đồng và dòng tổng cộng ghi giá trị để kết chuyển sang bảng tổng họp chào giá là 678.400.000 VNĐ. Sau khi xem xét nội dung chào giá trên, có một số quan điểm như sau:

  1. Đề xuất về tài chính của Công ty A là không hợp lệ (tính thuế VAT 2 lần trên sản phẩm) và hồ sơ bị loại.
  2. Coi đây là sai lệch về giá trị cần hiệu chỉnh thì phương pháp và cách hiệu chỉnh như thế nào?
  3. Coi đây là nhầm lẫn của nhà thầu trong việc lỗi đánh máy ghi từ “chưa” sang “đã” bao gồm thuế VAT ở cột đơn giá và thành tiền trong bảng chào giá của hàng hóa; chấp nhận giá chào hàng của công ty A là 678.400.000 đồng và xếp hạng nhà thầu theo quy định. Trong trường hợp này, nhà thầu có phải giải trình bằng văn bản về lỗi trên và cam kết trách nhiệm gì không?
Xin hỏi chuyên gia hướng dẫn trường hợp nói trên.

Một nhà thầu liên danh tham dự gói thầu xây lắp có câu hỏi như sau: Theo quy định của hồ sơ mời thầu về hợp đồng tương tự như sau: số lượng tối thiểu một hợp đồng tương tự có giá trị bằng hoặc lớn hơn 60 tỷ mà Nhà thầu đã hoàn thành hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là Nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh); Cụm từ hoàn thành phần lớn được Bên mời thầu chú thích nghĩa là hoàn thành ít nhất 80% khối lượng công việc của hợp đồng. Nếu Nhà thầu tham dự thầu là Nhà thầu Liên danh thì từng thành viên Liên danh phải thỏa mãn yêu cầu của tiêu chí này (tương ứng với phần công việc đảm nhận) và tổng các thành viên trong Liên danh phải thỏa mãn yêu cầu. Nhà thầu liên danh chứng minh năng lực của mình như sau: - Thành viên đứng đầu Liên danh (đảm nhận 30% giá trị khối lượng công việc của Gói thầu) chứng minh bằng 01 hợp đồng tương tự có giá trị > 60 tỷ đã hoàn thành 30% công việc (tương ứng với 20 tỷ). - Thành viên còn lại trong Liên danh (đảm nhận 70% khối lượng công việc của Gói thầu) chứng minh bằng 01 hợp đồng tương tự có giá trị > 60 tỷ đã hoàn thành. Nhà thầu muốn hỏi việc một thành viên Liên danh chứng minh bằng 01 họp đồng như trên có được xem là đạt yêu cầu của HSMT hay không? hay thành viên Liên danh cũng phải chứng minh 01 hợp đồng tương tự đã hoàn thành ít nhất 80% khối lượng công việc mặc dù thành viên đứng đầu Liên danh đã đáp ứng đủ tiêu chí. Ngoài ra, việc thành viên đứng đầu Liên danh đảm nhận 30% khối lượng công việc của Gói thầu có được xem là đúng quy định hay không? hay Thành viên đứng đầu Liên danh thì phải đảm nhận khối lượng lớn hơn các thành viên khác trong Liên danh?

Một độc giả có câu hỏi trên trang thông tin điện tử Chính phủ như sau: Theo điểm a khoản 4 điều 106 Nghị định 63 thì hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu có Biên bản thương thảo hợp đồng nhưng trong các điều kiện để được xem xét đề nghị trúng thầu tại khoản 1 điều 42 và khoản 1 điều 43 của Luật đấu thầu không thấy có điều kiện “thương thảo thành công”. Độc giả xin hỏi nội dung không thống nhất trong hai quy định nêu trên.