Showing 221–240 of 451 results

Công ty X là đơn vị tư vấn đấu thầu có gặp tình huống như sau: Trong HSMT có yêu cầu về nhân sự chủ chốt cho gói thầu. Trong HSDT nhà thầu Y đã đề xuất các nhân sự đáp ứng yêu cầu của HSMT. Ngoài ra, nhà thầu này còn đưa thêm lý lịch chuyên gia và hợp đồng lao động của 02 nhân sự ngoài danh sách đề xuất. Tuy nhiên, qua xem xét hợp đồng lao động của 02 nhân sự đề xuất thêm, công ty X thấy có dấu hiệu của việc không trung thực về thời điểm ký hợp đồng lao động. Tổ chuyên gia đấu thầu của Công ty X trong quá trình đánh giá đã đề nghị Bên mời thầu yêu cầu làm rõ nội dung trên. Tuy nhiên hết thời hạn làm rõ, nhà thầu không trả lời cũng không gửi tài liệu làm rõ. Công ty X muốn hỏi HSDT của Nhà thầu Y có bị loại vì có dấu hiệu gian lận trong đấu thầu không?

Công ty X là 1 doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng trang phục, đồng phục cho các doanh nghiệp. Công ty X có đệ trình HSDT cho gói thầu cung cấp đồng phục của Bên mời thầu A. Trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu không lập bảng kê ưu đãi hàng hóa trong nước nhưng đã ghi rõ xuất xứ hàng hóa sản phẩm may mặc là do công ty X sản xuất tại Việt Nam và có bảng cam két cấp vải là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ra bộ quần áo chào thầu của doanh nghiệp là dệt vải trong nước. Công ty X muốn hỏi, nếu có bản cam kết của nhà sản xuất dệt nhuộm cung cấp nguyên vật liệu chính là hàng trong nước với tỉ lệ > 25% thì có được tính là thầu được ưu đãi không

Ông Hoàng Nam trong quá trình đánh giá HSDT cho gói thầu mua sắm hàng hóa gặp tình huống như sau: Công ty A có đệ trình HSDT cho gói thầu nói trên và Công ty A đang sở hữu 80% số lượng cổ phần của Công ty B. Trong Hồ sơ dự thầu, Công ty A chào thầu hàng hóa của nhà sản xuất Công ty B và cung cấp hợp đồng bán hàng do Công ty B kí và thực hiện, để sử dụng làm hợp đồng tương tự chứng minh năng lực thực hiện hợp đồng của Công ty A. Ông Nam hỏi Công ty A có được sử dụng hợp đồng kinh nghiệm của Công ty B (đơn vị do Công ty A sở hữu 80% cổ phần của Công ty B) để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của mình hay không?

Một công ty liên danh đã đệ trình HSDT cho gói thầu về cung cấp lắp đặt thiết bị, với hình thức đấu thầu qua mạng. Công ty gặp tình huống như sau: Trong phần thỏa thuận Liên danh, do sơ suất hai Công ty đã không hiển thị rõ Công ty nào được thay mặt Liên danh sử dụng chữ ký số điện tử để đấu thầu qua mạng như yêu cầu cùa mẫu thỏa thuận liên danh trong hồ sơ mời thầu qua mạng (E-HSMT). Công ty trên muốn hỏi việc thiếu thể hiện Công ty nào là đại diện Liên danh nhà thầu được sử dụng chữ ký số trong thỏa thuận Liên danh có vi phạm qui định đấu thầu trực tuyến qua mạng hay không? Việc thiếu hiển thị này có bị nằm trong điều kiện bắt buộc loại bỏ E-HSDT của Liên danh hay không?

Ông Lý Hải Phong có câu hỏi cho chuyên gia như sau: Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu, tổ chuyên gia gặp tình huống đấu thầu và xử lý như sau: Đơn giá dự thầu của nhà thầu (phân số và phần chữ) có giá trị giống với giá trị ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu (bảng tổng hợp chỉ ghi giá trị bằng số, không yêu cầu đọc tổng số tiền bằng chữ) và giống luôn phần chữ và phần số trong bảng chào giá chi tiết cho các mặt hàng nhà thầu tham dự. Nhưng trong bảng chào giá chi tiết các mặt hàng nhà thầu tham dự thì có tổng giá trị lại lớn hơn giá trị ghi trong đơn dự thầu và giá trị ghi bảng tổng hợp giá dự thầu. Ví dụ:

  • Đơn dự thầu nhà thầu ghi 50 triệu đồng.
  • Bảng tổng hợp giá dự thầu nhà thầu ghi 50 triệu đồng.
  • Phân tổng hợp của bảng giá chi tiết các mặt hàng dự thầu nhà thầu ghi 50 triệu đồng. Nhưng phân tổng hợp giá trị của bảng giá chi tiết các mặt hàng dự thầu Nhà thầu lại ghi 55 triệu đồng (nêu đúng thì chỗ này phải là 50 triệu đồng theo đơn dự thầu), Tổ chuyên gia đã kiểm tra cẩn thận (số lượng, đơn giá, thành tiền và tổng số tiền) trên bảng giá chi tiết các mặt hàng dự thầu nhà thầu nộp trong HSDT của nhà thầu thì cũng cho kết quả tổng giá trị là 55 triệu đồng.
Tổ chuyên gia giải quyết như sau: Theo Khoản 3, Điều 17; Điếm b, Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ, tổ chuyên gia đã lấy giá tiền trong đơn dự thầu và bảng tổng hợp giá dự thầu làm căn cứ sửa lỗi hiệu chỉnh và đánh giá và gửi công văn cho nhà thầu yêu cầu nhà thầu điều chỉnh trong bảng chào giá chi tiết cho các mặt hàng nhà thầu tham dự; đơn dự thầu vẫn đánh giá hợp lệ. Tôi xin hỏi, cách xử lý tình huống của tổ chuyên gia nêu trên có đúng theo quy định Luật Đấu thầu không? Nếu không, xin cho hướng giải quyết tình huống này để thuận tiện cho việc đánh giá HSDT của các gói thầu sau này.

Bà Trần Thị Lam Giang có câu hỏi như sau: Tổng Công ty tôi đang chuẩn bị đầu tư hệ thống nhà lưu trú cho cán bộ công nhân viên bằng vốn NSNN (mỗi một tỉnh thành xây một công trình nhà lưu trú, tất cả là 32 công trình), mỗi một công trình là một quyết định đầu tư Báo cáo kinh tế kỹ thuật (<15 tỷ đông), tiến độ xây dựng được phê duyệt là 6 tháng/công trình, các công trình đều có quy mô, tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, phương án thi công là như nhau (tối thiểu đến đầu tháng 7/2018 phải ký hợp đồng). Mặt khác, do kế hoạch vốn chỉ được cấp trong năm nên phải hoàn thành và nghiệm thu 32 công trình đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2018. Ban tôi mới nhận được nhiệm vụ QLDA và đang ở khâu lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu để trình cấp thấm quyên phê duyệt. Hiện nay nút thắt lớn nhất là công tác lựa chọn nhà thầu cho cả 32 công trình, nếu tổ chức lựa chọn nhà thầu theo trình tự quy định thì rất khó bảo đảm. Vậy, tôi có thể gộp tất cả 32 công trình thành một gói thầu để đấu thầu một lần hay không? (các nhà thầu có thể liên danh) hoặc gộp thành 2 gói thầu (16 công trình/gói) để bảo đảm tiến độ công trình và kế hoạch giải ngân.

Tình huống: Hiện nay, Ngân hàng A (là doanh nghiệp nhà nước (Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) đang tiến hành thoái vốn tại các Công ty con trực thuộc, công ty liên kết. Trong quá trình thoái vốn, Ngân hàng A có sử dụng công cụ hỗ trợ như dịch vụ tư vấn pháp lý, thuê đơn vị định giá, đơn vị thẩm định giá để xác định giá trị cổ phần, giá trị phần vốn góp của Ngân hàng A tại các Công ty trực thuộc. Việc thuê các công ty này không năm trong dự án đầu tư phát triển của Ngân hàng A. Chi phí để Ngân hàng A thuê dịch vụ tư vấn pháp lý, thuê đơn vị định giá, đơn vị thẩm định giá được Ngân hàng A lấy từ nguồn chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng A và không sử dụng nguồn vốn điều lệ, vốn ngân sách do Nhà nước cấp. Hỏi: Ngân hàng A xin hỏi: đối với các trường hợp thuê đơn vị tư vấn pháp lý, đơn vị định giá, đơn vị thẩm định giá trong hoạt động trên có bắt buộc phải áp dụng quy định của Luật Đấu thầu hay không?

Độc giả ở Ninh Thuận có câu hỏi, hiện nay công ty chúng tôi đang tham gia thực hiện gói Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi của công trình xây dựng Nhà văn hóa. Vậy, theo Luật đấu thầu 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, công ty chúng tôi có thể tham gia các gói thầu Tư vấn quản lý dự án, Tư vấn thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình, Tư vấn giám sát kỹ thuật thi công cho dự án đó không?

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 quy định “Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam...”. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa thì “Khi tham dự thầu, nhà thầu phải thực hỉện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc đặt cọc bằng Séc (đối với trường hợp đặt cọc) ”. Câu hỏi cho chuyên gia: Đối với bảo đảm dự thầu được thực hiện dưới hình thức đặt cọc thì nhà thầu tham dự thầu có được phép đặt cọc bằng tiền mặt cho bên mời thầu/Chủ đầu tư không?

Chúng tôi, Cửa hàng A, là hộ kinh doanh cá thể, được ủy ban Nhân dân Quận 10, TP.HCM cấp phép hoạt động lần đầu ngày 22/02/2011 trong lĩnh vực mua bán dụng cụ y khoa và trang thiết bị y tế, và đã đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, được gia hạn Chứng thư số hợp lệ ngày 31/08/2019 đến ngày 17/09/2019. Chúng tôi đã từng tham gia đầu thầu và trúng thầu tại nhiều bệnh viện khác nhau trên cả nước trong những năm qua. Nay, theo Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6//2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói trên, chúng tôi có vài thắc mắc như sau: (1) Hộ kinh doanh cá thể có đủ tư cách hợp lệ để tham gia đấu thầu theo Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6//2015 hay không? (2) Nếu đủ tư cách hợp lệ tham gia đấu thầu, thì phần chứng minh năng lực tài chính của nhà thầu sẽ không thể đáp ứng các yêu cầu theo Mầu 09 về “Tình hình tài chính của Nhà thầu”. Cụ thể, không có Báo cáo tài chính, vì “Hộ kính doanh cá thể” không bắt buộc phải có báo cáo tài chính theo luật định. Hiện nay, hộ kinh doanh chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn, vì nhiều trường hợp tham gia đấu thầu, chúng tôi bị xét không đủ “năng lực về tài chính” vì không có báo cáo tài chính, mặc dù chúng tôi có nộp đầy đủ các bản “Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế” do Chi Cục Thuế địa phương xác nhận hàng năm, chứng minh đầy đủ được doanh thu và lợi nhuận hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. Vậy chúng tôi rất mong được giải đáp và hướng dẫn thực hiện, để chúng tôi có thể tiếp tục tham gia dự thầu trong thời gian sớm nhất.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu xây lắp có đủ năng lực, kinh nghiệm và có sẵn nguồn lực tài chính để kịp thời đưa vào thực hiện, bên mời thầu dự kiển điều chỉnh quy định đối với yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu xây lắp so với Mẫu HSMT xây lắp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành tại Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015, cụ thể: Tại điểm 3.3, mục 3, Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm, quy định: “Nhà thầu phải chúng minh có các tài sản có khả năng thanh khoản cao là tiền mặt và tương đương tiền mặt, các công cụ tài chính ngắn hạn, các chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán dễ bán, các khoản phải thu thương mại, các khoản phải thu tài chính ngắn hạn và các tài sản khác mà có thế chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm hoặc có khả năng tiếp cận với tài sản có khả năng thanh khoản cao sẵn có, các khoản tín dụng hoặc các nguồn tài chính khác (không kể các khoản tạm ứng thanh toán theo hợp đồng) để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu với giá trị là___VND”. Điều chỉnh như sau: Tại điểm 3.3, mục 3, Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực tài chính và kinh nghiệm, quy định: “Nhà thầu phải chứng minh có nguồn lực tài chính bằng tiền mặt (không kể các khoản tạm ứng thanh toán theo hợp đồng) để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu với giá trị là  VND”. Hỏi việc điều chỉnh HSMT như vậy có được phép hay không?

Công ty A là Nhà thầu tham gia dự thầu gói thầu, trong quá trình thẩm định hồ sơ dự thầu của Nhà thầu, Ban thẩm định yêu cầu Nhà thầu bổ sung thông tin về nhân sự chủ chốt tham gia thực hiện gói thầu, cụ thể là cung cấp bản sao sổ bảo hiểm xã hội của Ông B là chỉ huy trưởng công trình, đồng thời xuất trình bản gốc để đối chiếu. Trong hồ sơ mời thầu không thấy có yêu cầu cung cấp sổ bảo hiểm xã hội của Nhân sự chủ chốt mà Nhà thầu đề xuất trong hồ dự thầu. Chúng tôi xin hỏi: - Nhà thầu có phải bổ sung sổ bảo hiểm xã hội của Nhân sự chủ chốt, cụ thể là cung cấp bản sao sổ bảo hiểm xã hội của nhân sự đề xuất là chỉ huy trưởng công trình, đồng thời xuất trình bản gốc để đối chiếu không? - Nếu quá trước thời hạn nộp tài liệu làm rõ mà Nhà thầu không cung cấp xuất trình bản gốc tài liệu này để đối chiếu thì coi như hồ sơ dự thầu của Nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của gói thầu có đúng không?

Tại thời điểm đóng thầu chỉ có duy nhất 01 nhà thầu chúng tôi nộp HSDT. Để tăng thêm nhà thầu tham gia CĐT đã gia hạn thời điểm đóng thầu, do vậy chúng tôi đã được nhận lại toàn bộ HSDT đã nộp. Theo quy định nhà thầu phải điều chỉnh lại một số thông tin trong đó có bảo lãnh dự thầu phù hợp với thời điểm mở thầu mới và chúng tôi cũng đã thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình sắp xếp lại HSDT do sơ ý chúng tôi chỉ ghép Bảo lãnh dự thầu sửa đổi, bỏ sót thư bảo lãnh số đã được phát hành lần 1 trước đó. Xin hỏi, chúng tôi có được phép làm rõ, bổ sung Bảo lãnh dự thầu đã phát hành ần 1 không (Bảo lãnh này là một phần không tách rời của BL dự thầu sửa đổi đã nộp) ?

Một đơn vị tư vấn đấu thầu trong quá trình đánh giá HSDT có tình huống như sau: Theo quy định của HSMT, hiệu lực của HSDT là 180 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu (đóng thầu ngày 06/10/2019). Tuy nhiên, trong Đơn dự thầu của một nhà thầu đệ trình thông tin về hiệu lực HSDT như sau: "Hiệu lực của HSDT là 180 ngày, kể từ ngày....tháng....năm 2019". Đơn dự thầu này được ký ngày 05/10/2019. Đơn vị tư vấn muốn hỏi trong trường hợp này, HSDT của nhà thầu có được đánh giá là hợp lệ.  

Trong quá trình đánh giá Hồ sơ dự thầu một gói thầu xây lắp do UBND huyện A làm chủ đầu tư, Ban Quản lý các dự án của huyện A được UBND huyện A quyết định giao làm Bên mời thầu, chúng tôi gặp một tình huống như sau: Bảo lãnh dự thầu của một nhà thầu có nội dung đáp ứng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu, tuy nhiên, Bảo lãnh dự thầu ghi kính gửi: UBND huyện A mà không gửi đúng theo địa chỉ Bên mời thầu là Ban Quản lý các dự án của huyện A đã được ghi rõ trong Hồ sơ mời thầu. Độc giả muốn hỏi thư bảo lãnh như trên có hợp lệ hay không ?

Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu áp dụng hợp đồng trọn gói, có 02 nhà thầu vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật, được tiến hành đánh giá về giá theo phương pháp giá thấp nhất. Nội dung hồ sơ đề xuất của nhà thầu thứ nhất có phân bổ chi phí dự phòng vào giá dự thầu là 1%; Nội dung hồ sơ đề xuất của nhà thầu thứ hai không thể hiện nội dung này. Vậy trong trường hợp này, việc lựa chọn cách đánh giá nào là phù hợp: a) Đưa giá dự thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của cả 2 nhà thầu về cùng một mặt bằng để tiến hành đánh giá (tức là bỏ đi phần dự phòng phí 1% của nhà thầu thứ nhất). b) Việc tính toán giá dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu, giá dự thầu phải bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn thành gói thầu bao gồm cả dự phòng phí (coi nhà thầu thứ hai đã phân bổ dự phòng phí vào giá dự thầu, dự phòng phí này bằng 0%).

Ông Trần Văn Quang (Hà Nội) đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn trường hợp như sau: Công ty A và công ty B liên danh tham gia đấu thầu gọi là liên danh nhà thầu công ty A và công ty B để tham gia đấu thầu gói thầu mua sắm hàng hóa do công ty DX làm chủ đầu tư. Trong thỏa thuận liên danh công ty A phụ trách 20% giá trị gói thầu, công ty B phụ trách 80% trong thỏa thuận quy định theo mẫu, ngoài ra còn có quy định thành viên đứng đầu liên danh công ty A "chịu trách nhiệm về tài chính để thực hiện gói thầu, đại diện liên danh xuất hóa đơn GTGT cho toàn bộ gói thầu và nhận toàn bộ tiền thanh toán từ chủ đầu tư để phân phối lại lợi nhuận cho các thành viên trong liên danh". Quá trình thực hiện công ty A ký hợp đồng kinh tế với công ty B toàn bộ 80% phần công việc công ty B phụ trách trong liên danh và công ty A cấp vào chủ đầu tư công ty DX. Hỏi: Ông Quang hỏi, cách làm của công ty A và công ty B có vi phạm quy định của luật không?

Nhà máy in C trước đây là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn B. Khi đó, Tập đoàn B tham gia đấu thầu và nếu trúng thầu thì giao một số gói thầu cho Nhà máy in C thực hiện. Do cơ cấu lại Tập đoàn B, Nhà máy in đã được tách ra thành một pháp nhân độc lập, sau đó tiếp tục được điều chuyển nguyên trạng, sáp nhập về Nhà thầu A. Hỏi: Trong trường hợp này, khi chuẩn bị hồ sơ dự thầu (HSDT) tham gia đấu thầu, Nhà thầu A có được kế thừa năng lực, kinh nghiệm của Nhà máy in C khi còn trực thuộc Tập đoàn B không?

Một nhà thầu đã nộp HSDT cho một gói thầu trên địa bàn Vĩnh Phúc, có tình huống như sau: Thông tin gói thầu: Thời gian mở bán hồ sơ của chủ đầu tư: Ngày 29/08/2018. Thời gian nhà thầu mua hồ sơ mời thầu: Ngày 30/08/2018 Thời gian đóng thầu: 15h45’ ngày 18/09/2018 Thời gian mở HSĐXKT: 16h30’ ngày 18/09/2018 Nhà thầu đã nghiên cứu kỹ càng và chuẩn bị đầy đủ bộ HSDT, đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu về năng lực, tài chính, pháp lý, các yêu cầu đáp ứng cung cấp và đáp ứng kỹ thuật cũng như các yêu cầu khác theo đúng quy định được nêu trong HSMT và HSDT được nộp đúng thời hạn quy định. Tuy nhiên, trong Đơn dự thầu, nhà thầu viết nhầm thành: “Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật này cùng với hồ sơ đề xuất về tài chinh có hiệu lực trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày 19 tháng 08 năm 2018”. Nhà thầu có sai sót do lỗi đánh máy, ngày chính xác phải là ngày 18 tháng 09 năm 2018 (Thời điểm đóng thầu). Theo quy định của HSMT, hiệu lực của HSDT ≥ 60 ngày. Nhà thầu muốn hỏi với lỗi đánh máy như nêu trên thì Đơn vị mời thầu có thầm quyền và căn cứ được đánh trượt HSĐXKT với lý do Hiệu lực HSDT của nhà thầụ không đủ tối thiểu 60 ngày kể từ thời điểm đóng thầu không? Vì trên thực tế ngày mà công ty chúng tôi sơ suất đánh nhầm trên Đơn dự thầu (19/08/2018) là thời điểm gói thầu chưa được công bố, Đơn vị mời thầu chưa bán hồ sơ mời thầu, nhà thầu cũng chưa mua HSMT cũng như chưa làm các thủ tục bảo lãnh bảo đảm dự thầu như quy định.

Tình huống: HSMT quy định: Năng lực kinh nghiệm đối với nhân sự chủ chốt là “Đã tham gia triển khai tối thiểu 01 hợp đồng cung cấp, triển khai tài sản (gồm 03 hạng mục công việc) trong thời gian 04 năm (tính đến thời điếm đóng thầu)” và tài liệu chứng minh là “bản sao của hợp đồng có hiệu lực từ 01/01/2015 cho đến ngày cổ thời điểm đóng thầu và có nội dung cung cấp, triển khai tài sản. Nhân sự cung cấp của nhà thầu (Nguyễn Văn A) và hợp đồng đóng kèm không đáp ứng được yêu cầu theo quy định của HSMT (chỉ đáp ứng 2/3 hạng mục công việc). Bên mời thầu đã làm rõ. Trong quá trình làm rõ, Nhà thầu cung cấp 1 hợp đồng khác của ông Nguyễn Văn A, thì đáp ứng được yêu cầu của HSMT. Hỏi: Tình huống này có hợp lệ theo quy định của pháp luật về đấu thầu không?